0908.326.779 - 0906.362.707
 

Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đau đầu vì giấy phép con

28/08/2017    4.67/5 trong 6 lượt 
Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đau đầu vì giấy phép con
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để một sản phẩm được chính thức lưu thông trên thị trường vì phải hoàn thành hàng chục thủ tục và giấy phép khác nhau.
Sáng 25/8, Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giấy phép con cần bỏ trong kinh doanh thực phẩm” với sự tham dự của đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đại diện một số hiệp hội và doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.
Doanh nghiệp muốn rút ngắn thủ tục
Theo thống kê mới của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hiện nay có khoảng 5700 “giấy phép con” đã được ban hành, trong đó có rất nhiều Nghị định, Thông tư đang làm khó doanh nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm các doanh nghiệp đã cho rằng một số giấy phép quy đình về quy định công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định VSATTP đã đi ngược lại Luật An toàn thực phẩm.
Đại diện Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) cho rằng, trong thời gian qua khi đưa ra thị trường một sản phẩm mới chúng tôi mất rất nhiều thời gian để hoàn thành rất nhiều các thủ tục giấy phép khác nhau. Đơn cử sản phẩm xúc xích lắc, hoàn thành được các thủ tục bán ra thị trường chúng tôi phải mất 33 ngày để liên hệ với các cơ quan liên quan.
Là một doanh nghiệp lớn và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lo các thủ tục pháp lý mà chúng tôi còn phải mất nhiều thời gian như vậy, còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì tôi không biết sẽ mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành các thủ tục. Đại diện công ty Vissan nhấn mạnh.
Giám đốc điều hành Công ty CP Ba Huân - Bà Phạm Thị Huân bức xúc về vấn đề nhiêu khê trong việc cấp thủ tục, giấy phép cho các sản phẩm thực phẩm. Bà Huân cho rằng trong những năm gần đây tôi thấy có rất nhiều quy định về giấy tờ thủ tục đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp chúng tôi. Mỗi lần có thêm những thay đổi về quy chuẩn, quy định là doanh nghiệp tốn hàng trăm triệu để in lại bao bì. Công ty Ba Huân là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm liên quan đến ngành chăn nuôi gia cầm, cho nên sản phẩm chúng tôi cần phải mau chóng bán ra thị trường để giải phóng nông sản cho nông dân. Bởi vì một lứa già từ nuôi đến khi xuất chuồng có 45 ngày, nhưng mất hơn 1 tháng mới hoàn thành mọi thủ tục đăng ký chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn. Do đó tôi kiến nghị các cơ nên rút ngắn thời gian làm thủ tục sẽ giảm bớt phiền hà, những nhiễu từ cán bộ công chức liên quan.
Nghị định của Chính phủ không phải là “giấy phép con”!?
Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho hay: Trong suốt 4 năm vừa qua khi Nghị định 38/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Được ban hành đã nảy sinh hàng loạt bất cập và nảy sinh hàng loạt giấy phép con liên quan đến các ngành nghề chế biến thực phẩm về hợp quy và an toàn thực phẩm đề nghị bãi bỏ để giải phóng cho nguồn lực cho doanh nghiệp rất nhiều.
Hiện nay, những bất cập khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến môi trường đầu tư, thủ tục cải cách hành chính chưa được thực hiện quyết liệt. Mặc dù chính phủ đã hành động nhanh nhạy đưa ra các quyết định, tuy nhiên khi tới các bộ ban ngành vẫn đang còn tồn tại chậm trễ trong việc thực thi. Nếu chung ta chậm cải cách để xóa bỏ những hạn chế của “giấy phép con” thì chúng ta không thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp được, các mặt hàng của ta sẽ thua ngay trên sân nhà, khi hàng hóa rẻ hơn từ các nước Asean sẽ đổ vào Việt Nam. Bà Chi chia sẽ thêm.
Một số doanh nghiệp và chuyên gia đã cho rằng, phải rút ngắn thời gian đăng ký thủ tục cho doanh nghiệp không chỉ hạn chế và từng bước loại bỏ các loại “giấy phép con”. Cùng với đó phải nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ công chức thực thi công vụ. Vì có khi hồ sơ doanh nghiệp gửi lên cứ để ngâm thời gian dài, tới tận ngày hoàn thành thủ tục mới đưa ra xem rồi mới nói hồ sơ cần phải sửa lại, điều chỉnh lại…
Theo bà Trần Thị Nga – Phó Cục trưởng Cục VSATTP (Bộ Y tế), những kiến nghị sửa đổi Nghị định 38 của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được Cục ATVSTP lắng nghe và đã được sửa đổi trong NĐ 103/2016.
Cũng theo bà Nga, trong bối cảnh về ATVSTP hiện nay diễn biến phức tạp, những thông tư, nghị định được ban hành nhằm kiểm soát vấn đề này một cách chặt chẽ hơn. Và những thủ tục được ban hành bằng các nghị định của Chính phủ thì không phải là “giấy phép con”
Huy Chương