0908.326.779 - 0906.362.707
 

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất , kinh doanh hàng nông sản

14/11/2016    4.86/5 trong 14 lượt 
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất , kinh doanh hàng nông sản
ATV MEDIA chuyên tư vấn đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các công ty sản xuất , kinh doanh thực phẩm các mặt hàng trà .Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tư vấn các thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm và soạn thảo hồ sơ đăng ký, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản TP. HCM

I. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT:

1. Địa điểm:
- Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến chè và môi trường xung quanh
- Nhà xưởng phải được xây dựng theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gần vùng nguyên liệu và đảm bảo có nguyên liệu đủ cho nhà máy hoạt động.
- Không đặt cơ sở chế biến tại nơi mà sau khi xem xét các biện pháp bảo vệ vẫn thấy còn mối nguy đối với VSATTP của chè; cách xa khu vực ô nhiễm như khu chứa chất thải, hoá chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi,
- Đảm bảo có đủ nguồn nước sạch, nguồn điện và thuận tiện về giao thông.
- Hệ thống thoát nước và độ cao của mặt bằng xây dựng đảm bảo không bị ngập úng khi mưa.
- Mật độ xây dựng nhà xưởng sản xuất tối đa bằng 55% tổng mặt bằng nhà máy.
2. Kết cấu nhà xưởng
- Nhà xưởng, nền nhà phải được xây dựng cao hơn so với mặt bằng chung tối thiểu 20cm (trừ những khu vực cần bố trí cốt âm).
- Được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng; giữa các khu vực sản xuất phải có tường ngăn để tránh xảy ra ô nhiễm chéo.
- Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm chè phải bền, dễ làm sạch, duy tu, bảo dưỡng và khử trùng; vật liệu chế tạo phải nhẵn, ít bị thấm nước, không thôi nhiễm ra chè, có khả năng chống ăn mòn bởi các chất tẩy rửa, khử trùng trong điều kiện bình thường.
- Kết cấu bao che (tường, cửa đi, cửa sổ) và sàn nhà phải làm bằng các vật liệu ít thấm nước, không đọng nước, thuận tiện cho vệ sinh công nghiệp, tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật.
- Đường nội bộ bền chắc, không gây bụi, hệ thống thoát nước tốt, khép kín, không gây ô nhiễm.
3. Hệ thống chiếu sáng
- Nguồn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo, cường độ ánh sáng ³ 200 Lux đủ cho việc đi lại, theo dõi, vận hành thiết bị sản xuất. Các bóng đèn cần được che chắn an toàn.
4. Hệ thống cung cấp nước
- Hệ thống cung cấp nước phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.
- Nước sử dụng phải là nước sạch, phù hợp quy định của Bộ Y tế tại quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Số lượng nước phải đủ cho sản xuất, sinh hoạt và vệ sinh công nghiệp
5. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải
- Trong xưởng sản xuất và toàn bộ khu vực chế biến phải bố trí thùng chứa chất thải bền, kín, đặt ở nơi thuận tiện.
- Phải có hệ thống thu gom xử lý các chất thải lỏng và rắn, đường vận chuyển đến khu xử lý phải riêng biệt để tránh gây ô nhiễm.
6. Bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ
- Cơ sở chế biến phải có phòng để thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.
- Nơi sản xuất, kho, nhà làm việc phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện phòng chống cháy nổ; có bảng nộ quy về an toàn lao động và quy trình sản xuất, quy trình làm việc, quy trình vận hành máy móc thiết bị.
7. Nhà vệ sinh
- Phải có ít nhất 01 nhà vệ sinh cho 25 người. Nhà vệ sinh được bố trí cách biệt nơi sản xuất, không gây ô nhiễm về mùi, chất bẩn với khu sản xuất; được trang bị dụng cụ rửa tay, xà phòng, các chất tẩy rửa; ánh sáng và thông gió tốt; làm vệ sinh và thoát nước dễ dàng; có bảng chỉ dẫn "Rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh".

II. HỒ SƠ XIN GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM GỒM :

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (Mẫu)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ sở)
- Bản vẽ sơ dồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ dồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:

- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.
- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng.

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

- Từ 01- 05 ngày tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Sau 10 -15 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt
- Từ 10 – 15 ngày sau nhận giấy chứng nhận gốc
- Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh  thực phẩm có thời hạn hiệu lực là 03 năm
ATV Media