Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành sản xuất tại Việt Nam như dệt may, điện - điện tử, cao su - hóa chất - nhựa… Thế nhưng, trong bối cảnh ấy, ngành chế biến lương thực thực phẩm vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh.
Sau hơn một tháng Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ (thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP), quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực (từ ngày 20-10-2018), công tác kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm đã được các cơ quan chức năng Hà Nội nỗ lực triển khai. Tuy nhiên, để quy định này đi vào cuộc sống, thực sự hiệu quả, ổn định, vẫn còn nhiều việc phải làm…
Hiện nay, sản phẩm thủy, hải sản chế biến nội địa ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do thiếu nguyên liệu, sản xuất mùa vụ, công nghệ máy móc lạc hậu, sản xuất theo truyền thống... dẫn tới không đủ hàng để chế biến cung cấp cho thị trường.
Vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ với thức ăn đường phố mà còn tại các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể… xảy ra thời gian qua trên địa bàn Hà Nội là câu chuyện đáng bàn.
Thừa nhận hậu kiểm cởi trói cho doanh nghiệp nhưng ông Vũ Vinh Phú lo ngại đồ bẩn độc chui vào bụng người dân khi quản lý buông lỏng
Vụ ngộ độc thực phẩm tại quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) một lần nữa, gióng lên hồi chuông cảnh báo vấn đề quản lý nguồn thực phẩm. Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều biện pháp, nhưng do mức phạt hành chính thấp, các thủ đoạn tinh vi của cơ sở sản xuất và cung cấp thực phẩm, sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng…, các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn tràn lan.
Sau vụ ngộ độc thực phẩm tại quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) khiến hàng chục trẻ em và người lớn phải nhập viện, một lần nữa vấn đề quản lý, kiểm soát chặt nguồn gốc thực phẩm chế biến được chú trọng, lưu tâm hơn bao giờ hết
Xây dựng một hệ thống thông tin an toàn thực phẩm không chỉ phục vụ công tác quản lý mà quan trọng hơn là huy động cả cộng đồng cùng tham gia vào đánh giá, nhận diện, nhân rộng những mô hình tốt, đấu tranh, lên án các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
Chiếm hơn 50% dân số, phụ nữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Phụ nữ cũng chính là người chăm lo sức khỏe, cuộc sống gia đình thông qua bữa ăn hằng ngày. Do đó, việc nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của phụ nữ trong cuộc chiến với thực phẩm “bẩn” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xuất phát từ các suất ăn công nghiệp xảy ra tại nhiều địa bàn trên cả nước trong tháng 10 vừa qua một lần nữa cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn vẫn đáng lo ngại. TP Hà Nội có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp và nếu không được quản lý chặt chẽ, nhất là khâu kiểm soát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, thì ngộ độc thực phẩm vẫn luôn là nỗi lo thường trực.