Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ cá nhân cần tìm hiểu kỹ về các đơn vị có chức năng tư vấn kiểm định.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, thời gian vừa qua, mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ cá nhân phòng dịch có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Đây là một mặt hàng giúp nhiều doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhu cầu tăng đột biến khiến cho thị trường xuất khẩu các mặt hàng trên tăng trưởng nóng và có dấu hiệu không kiểm soát được về mặt chất lượng, nguy cơ ảnh hưởng đến hình ảnh hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Một số sản phẩm khẩu trang vải,
khẩu trang y tế không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với tiêu chuẩn, đặc điểm của người nước ngoài. Có doanh nghiệp sử dụng giấy chứng nhận được phát hành bởi đơn vị chứng nhận không chuyên nghiệp, không đủ thẩm quyền hoặc không được ủy quyền cấp xác nhận cho các sản phẩm liên quan.
Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ cá nhân cần tìm hiểu kỹ về các đơn vị có chức năng tư vấn, thử nghiệm, kiểm định và chứng nhận tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn cấp chứng nhận CE (chứng nhận về tiêu chuẩn châu Âu) để xuất khẩu vào thị trường EU và chứng nhận FDA để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Kinh tế Việt Nam đang khởi sắc trở lại
Các hoạt động kinh tế của Việt Nam đang khởi sắc trở lại, nhưng nền kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới về tình hình kinh tế Việt Nam tại báo cáo vừa được cơ quan này công bố.
Ngân hàng Thế giới cho rằng, sau thời gian giãn cách xã hội gần như tuyệt đối khắp toàn quốc trong tháng 4, chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, vận tải hành khách và hàng hóa tháng 5 đã có nhiều dấu hiệu tích cực, tuy nhiên nền kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) của Việt Nam tháng 5 bật tăng 11% so với tháng 4, nhưng vẫn thấp hơn khoảng 3% so với tháng 5/2019. Doanh số bán lẻ và hoạt động chế tạo
chế biến trong nước đã có dấu hiệu hồi phục, tăng khoảng 10% so với tháng 4.
Vận tải hành khách và hàng hóa tăng lần lượt 116% và 32% trong tháng 5 so với tháng 4, nhờ các biện pháp hạn chế đi lại trong nước được từng bước nới lỏng từ ngày 23/4. Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 5 ít biến động, nhờ đó tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước chỉ ở mức 2,4%, thấp hơn tháng 4 và tháng 1 năm nay. Tổng thu ngân
sách của Chính phủ trong 4 tháng đầu năm giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam phản ứng nhanh ngay sau khi những biện pháp giãn cách xã hội trong nước được nới lỏng trong tháng 5, với mức tăng 10% trong ngành chế tạo, chế biến và doanh số bán lẻ. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước COVID-19