0908.326.779 - 0906.362.707
 

Tăng cường Quản lý ATVSTP các sản phẩm từ nông nghiệp

16/04/2019    4.6/5 trong 5 lượt 
Tăng cường Quản lý ATVSTP các sản phẩm từ nông nghiệp
Vấn đề mất ATVSTP đối với các sản phẩm từ nông nghiệp ngày càng được nhiều người dân quan tâm, vấn đề này còn nhức nhối hơn nữa tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Tại Hà Nội, trong thời gian qua tình hình VSATTP vẫn diễn ra phức tạp.

Để kiểm soát vấn đề này, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo ngành nông nghiệp triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng ATTP sản phẩm nông sản. Theo đó, Ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội hiện quản lý 17.225 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

 

Tăng cường Quản lý ATVSTP các sản phẩm từ nông nghiệp
Tăng cường Quản lý ATVSTP các sản phẩm từ nông nghiệp (ảnh minh họa)
Thực hiện các chỉ đạo của Thành phố, ngành nông nghiệp Hà Nội đã thực hiện tuyên truyền về công tác quản lý ATTP, kết quả thanh kiểm tra, phổ biến các văn bản, quy đinh mới của nhà nước, kiến thức về phòng chống ngộ độc thực phẩm, lựa chọn thực phẩm an toàn. Tổ chức các hội nghị/hội thảo, lớp tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chất lượng vật tư và ATTP nông lâm thủy sản tuyên truyền về ATTP và các quy định về quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản
Trong công tác hỗ trợ kết nối sản xuất tiêu thụ, xây dựng chuỗi, Hà Nội đã triển khai Dự án chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo ATTP. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đã được hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung, diện tích rau VietGAP.

 

Theo báo cáo của Thành phố, trong năm 2018, Hà Nội đã kiểm tra, giám sát và lấy 2.569 mẫu nông lâm thủy sản, phát hiện 192 mẫu vi phạm chiếm 7,5%. Tiến hành kiểm tra, các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều cơ sở vi phạm hành chính về nhãn hàng hóa, điều kiện kinh doanh, buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, bán sản phẩm, hàng hóa là thức ăn chăn nuôi có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh; người sản xuất, kinh doanh không có giấy khám sức khỏe, xác nhận kiến thức.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội đặt ra nhiều nhiêm vụ trọng tâm, theo đó, sẽ thưc hiện các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm ATTP của các cấp, các ngành, nhất là chính quyền địa phương; phê bình, xử lý các cán bộ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn quản lý.

Phối hợp với các báo, đài truyền hình, truyền thanh Trung ương, Hà Nội và các quận, huyện, tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền sâu rộng các quy định của nhà nước về ATTP, chế tài xử lý hành chính, xử lý hình sự, các quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh, kiến thức về thực hành đảm bảo ATTP tại cơ sở.

Hà Nội sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát lấy mẫu, hậu kiểm, tập trung vào các cơ sở có nguy cơ cao mất ATTP, xử lý nghiêm, triệt để các cơ sở vi phạm, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và tẩy chay.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc Công an thành phố, Quản lý thị trường... phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, hóa chất, thuốc thú y, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp, vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy hoạch giết mổ, kêu gọi đầu tư, đây nhanh tiến độ các dự án đầu tư vào giết mổ, chế biến công nghiệp, chế biến sâu, nhất là các doanh nghiệp đầu mối, có năng lực của các chuỗi chăn nuôi để hoàn thiện các chuỗi đảm bảo ATTP./

Đinh Phương