0908.326.779 - 0906.362.707
 

Quyền khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

05/01/2017    4.6/5 trong 5 lượt 
Xin hỏi ai được quyền khởi kiện các tranh chấp về bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp? Quyền khởi kiện tranh chấp về sở hữu trí tuệ được quy định tại văn bản pháp luật nào?
Vấn đề nguyên đơn trong vụ kiện về quyền sở hữu trí tuệ cũng chưa được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Bộ luật tố tụng dân sự chỉ quy định “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn”.
 
Do pháp luật không quy định ai có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến trong thực tế người có quyền khởi kiện đôi khi bỏ mất quyền khởi kiện hoặc người không có quyền khởi kiện lại khởi kiện nên không được Toà án giải quyết.
 
Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp về quyền tác giả
 
- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;
 
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;
 
- Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả;
 
- Người được thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;
 
- Người có quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm: người biểu diễn; tổ chức sản xuất băng âm thanh, băng hình; tổ chức phát sóng;
 
- Người có quyền sử dụng hợp pháp tác phẩm thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm;
 
- Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
 
Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu
 
- Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng.
 
- Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh.
 
- Người sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý.
 
- Người được thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.
 
- Người có quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng li-xăng.
 
- Người biểu diễn; tổ chức, cá nhân sản xuất băng ghi âm, ghi hình; tổ chức phát thanh, truyền hình.
 
- Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật
ATV Media