Thực phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người mà “thả” ra không cần tiền kiểm thì chưa phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Bởi nếu cứ để doanh nghiệp tự sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm, không cần biết có tuân thủ các yêu cầu về chất lượng hay không thì thực phẩm độc hại có thể bị tiêu thụ trước khi được kiểm tra
Bộ Y tế vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi
Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của luật An toàn thực phẩm (ATTP), trong đó có bỏ một số nội dung đã được Chính phủ cho phép. Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi Nghị định này, một số tổ chức đã kiến nghị thêm là bỏ việc đăng ký
công bố chất lượng an toàn thực phẩm trước (tiền kiểm) khi lưu thông ra thị trường. Việc này giống các nước phát triển trên thế giới đang thực hiện như: Nhật bản, Mỹ, Singapore… Vậy đề xuất này có phù hợp với thực tiễn công tác quản lý
ATTP ở Việt Nam hay không?
Sản phẩm thực phẩm liên quan mật thiết đến sức khỏe con người nên không thể “thả”
Trả lời phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP- Bộ Y tế nêu rõ: Chúng tôi cho rằng với điều kiện ở Việt Nam hiện nay chưa thể áp dụng mô hình này được với những lý do. Thứ nhất, ý thức chấp hành pháp luật chung trong đó có ý thức chấp hành pháp luật về ATTP ở nước ta còn chưa nghiêm. Ở các nước phát triển không có tình trạng bơm tạp chất vào tôm, dùng Tinopal để làm trắng
bún, làm gì có chuyện rau 2 luống, 1 luống để ăn, 1 để bán, nuôi lợn 2 chuồng, 1 chuồng nuôi để ăn còn chuồng kia để bán…
Thứ hai, hiện nay đa phần việc sản xuất,
kinh doanh thực phẩm ở nước ta theo quy mô nhỏ lẻ, mang tính chất gia đình, theo kinh nghiệm hoặc tự phát thấy có lãi thì làm mà không có hệ thống kiểm soát chất lượng, không có thử nghiệm, nghiên sản phẩm có phù hợp với các quy định về chất lượng, phụ gia nào phù hợp…
Thứ ba, muốn bỏ công bố
chất lượng sản phẩm thực phẩm đồng nghĩa với thực tế là chúng ta sẽ bỏ đi khâu tiền kiểm mà chỉ tập trung vào hậu kiểm. Để làm được điều này cần lực lượng thanh tra rất hùng hậu. Tại Nhật có đến 12.000 thanh tra, trong khi cả ngành y tế nước ta chưa có đến 400 thanh tra y tế.
Hiện nay, để kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, Viêt Nam thực hiện cả hình thức tiền kiểm và hậu kiểm. Theo đó, trước khi sản phẩm lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ trong đó có phiếu kiểm nghiệm, ghi nhãn… để cơ quan nhà nước kiểm tra về mặt giấy tờ, đối chiếu các chỉ tiêu an toàn doanh nghiệp tự công bố đã phù hợp… Đồng thời trong quá trình kinh doanh, các cơ quan chức năng tiếp tục định kỳ hoặc đột xuất lấy mẫu xét nghiệm (hậu kiểm) để giám sát chất lượng.
Theo bà Nga, mũ bảo hiểm trước khi ra thị trường cũng được tiền kiểm- đóng dấu hợp quy; thậm chí cả phần bón, thuốc trừ sâu… cũng thế. Trong khi đó, thực phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người mà “thả” ra không cần tiền kiểm thì chưa phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Bởi nếu cứ để doanh nghiệp tự sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm, không cần biết có tuân thủ các yêu cầu về chất lượng hay không thì thực phẩm độc hại có thể bị tiêu thụ trước khi được kiểm tra.
Nhiều nước trong khu vực và thế giới vẫn áp dụng tiền kiểm
Trên thế giới, những nước áp dụng hậu kiểm là nơi có nền sản xuất đảm bảo, ý thức chấp hành pháp luật tốt, lưc lượng thanh tra hùng hậu, kinh phí lấy mẫu lớn như: các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Singapore… Còn hiện nay các nước trong khu vực như Thái Lan, Philipines, Indonesia… trừ Singapore và Malaysia đều đang áp dụng phương thức quản lý như chúng ta kể cả Trung Quốc cũng vậy, họ ghi rõ số giấy phép sản xuất (Manufacturing Licence Number) lên từng sản phẩm.
Cũng về vấn đề này bà Nga dẫn thêm thông tin cho biết, chúng ta nhìn sang lĩnh vực khác như quản lý thức ăn chăn nuôi. Theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 4/4/2017 về Quản lý thức ăn chăn nuôi,
thủy sản, doanh nghiệp phải đăng ký lưu hành sản phẩm với cơ quan có thẩm quyền của Bộ NN&PTNT và phải được cấp văn bản chăn nuôi, thủy sản, doanh nghiệp phải đăng ký lưu hành sản phẩm với cơ quan có thẩm quyền của Bộ NN&PTNT và phải được cấp văn bản chấp thuận việc đăng ký lưu hành đó. Thậm chí loại thức ăn mới còn phải thành lập Hội đồng khoa học để khảo nghiệm, Hội đồng khoa học còn phải cho ý kiến mới được phép lưu hành. Nói tóm lại là rất chặt chẽ. Thức ăn cho gia súc thì như vậy, còn thực phẩm cho người để doanh nghiệp tự công bố thì có phù hợp không?
Vì vậy, bà Nga nhấn mạnh: theo chúng tôi việc
công bố sản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước trước khi thực phẩm lưu thông trên thị trường là rất cần phải duy trì trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cần cải cách hành chính triệt để trên cơ sở giảm bớt các thủ tục, giấy tờ không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ và tăng cường khâu hậu kiểm khi thực phẩm lưu thông trên thị trường