0908.326.779 - 0906.362.707
 

Cần đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm xuất sang Trung Quốc

04/01/2019    4.6/5 trong 5 lượt 
Cần đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm xuất sang Trung Quốc
Đầu năm 2018 trong số 22 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu gạo vào Trung Quốc có 3 doanh nghiệp bị tạm dừng. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã siết chặt quản lý, bảo hộ trong nước

Theo số liệu thống kê của hải quan Việt Nam, đến hết tháng 11/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 97,25 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 37,66 tỷ đô la, tăng 21,7%; nhập khẩu 59,59 tỷ đô la, tăng 12,7%; nhâp siêu 21,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 0,1%.

Thương hiệu sản phẩm Madein Việt Nam?

Nhìn nhận về thị trường Trung Quốc, tại hội thảo “Thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc” diễn ra mới đây, ông Đào Việt Anh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc là thị trường thực sự tiềm năng của Việt Nam với 74% sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc. 32 tỉnh, thành phố Trung Quốc được coi là 32 thị trường vì mỗi thành phố đều có nhu cầu khác nhau đối với từng loại sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Việt Anh cho rằng, ngoài sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nước ngoài, nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam không có thương hiệu lớn tại thị trường Trung Quốc đang là những thách thức. Đặc biệt, thời gian qua Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp giám sát chặt chẽ với hàng hoá nhập khẩu. Như với sản phẩm từ sắn, Trung Quốc gần như hoàn toàn không trồng được, do đó phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung bên ngoài như từ Việt Nam, Thái Lan, Campuchia…

Đặc biệt, trước đây Trung Quốc chưa đặt nặng vấn đề truy suất nguồn gốc nhưng khoảng vài tháng nay, Trung Quốc yêu cầu tăng cường chất lượng tinh bột sắn xuất vào Trung Quốc bằng quy định phải có truy suất nguồn gốc, bao bì nhãn mác rõ ràng.

Với cà phê, chúng ta có những kênh xuất khẩu lớn nhưng chưa được bền vững. Xuất khẩu chủ yếu qua đường biên mậu hay xuất nguyên liệu là chính nên không mang lại giá trị gia tăng lớn cho Việt Nam. Hiện nay mới chỉ có sản phẩm cà phê G7 chính thức xuất hiện ở các siêu thị, được phân phối chính thức tại Trung Quốc.

Đồng quan điểm trên, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục Trưởng, Cục Chế biến và phát triển thị trường Nông Sản, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc hiện nay rất chặt chẽ. Nông, thủy sản và thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc phải tuân thủ Luật An toàn thực phẩm và Luật Kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các văn bản hướng dẫn thực hiện 02 Luật này.

Ví dụ, quy định đối với gạo xuất khẩu vào Trung Quốc, gạo lức, gạo tinh và tấm phải đáp ứng các yêu cầu theo qui định của Việt Nam về chế biến Gạo xuất khẩu (Nghị định 109) và các qui định của Trung Quốc. Đáp ứng qui định về An toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật của Việt Nam, đăng ký và được giám sát của cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và đăng ký kiểm tra xin phép nhập khẩu sang Trung Quốc. Nhà xưởng sản xuất, kho nguyên liệu và thành phẩm tách biệt và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo điều kiện vệ sinh, tránh lây nhiễm chéo. Thiết lập hệ thống quản lý sản xuất, chế biến, lưu trữ hồ, thiết bị, nhân viên, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Không nuôi động vật trong nhà máy, phòng ngừa các côn trùng và động vật hại. Không sử dụng hóa chất độc diệt động vật hại. Có qui trình giám sát các mối nguy ( HACCP) và đảm bảo truy xuất nguồn gốc

Biết người biết ta…

Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc, các chuyên gia tại hội thảo đặt ra 2 vấn đề doanh nghiệp cần phải làm. Trước hết đó là vấn đề bảo vệ thương hiệu sản phẩm tại thị trường xuất khẩu. Ông Đào Việt Anh nhắc lại, 2 câu chuyện trước đây đã xảy ra tại thị trường Trung Quốc đó là thương hiệu Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu cho nhóm 34 sản phẩm thuốc lá điếu. Tuy nhiên Vinataba lại không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường xuất khẩu là Trung Quốc nên đã bị một công ty của Indonesia chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc.

Trước khi có ý định xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin, tìm tới các cơ quan chức năng nhờ tư vấn về mặt pháp lý, thủ tục để đăng ký thương hiệu. Bởi quá trình để đăng ký thương hiệu mất 12-18 tháng.

Trước khi có ý định xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin, tìm tới các cơ quan chức năng nhờ tư vấn về mặt pháp lý, thủ tục để đăng ký thương hiệu. Bởi quá trình để đăng ký thương hiệu mất 12-18 tháng.

Còn với thương hiệu nước mắm của Việt Nam cũng bị doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký trước thương hiệu trước dù họ không sản xuất nước mắm nhưng họ nhìn thấy tiềm năng thương hiệu nước mắm này của Việt Nam tại thị trường họ… Do đó, để tránh xảy ra tranh chấp thương hiệu, để sản phẩm của mình có vị thế tại thị trường Trung Quốc, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, doanh nghiệp cần phải đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc để được pháp luật bảo vệ, để xác nhận chủ sở hữu với nhãn hiệu, logo, thương hiệu. Đồng thời, ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép, trục lợi.

Trước khi có ý định xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin, tìm tới các cơ quan chức năng nhờ tư vấn về mặt pháp lý, thủ tục để đăng ký thương hiệu. Bởi quá trình để đăng ký thương hiệu mất 12-18 tháng.

Một vấn đề nữa, đó là cần tìm hiểu về các quy định xuất nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc đối với các hàng hóa mà doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác, giao dịch với đối tác Trung Quốc nhất là những sản phẩm như thực phẩm, nông sản, thủy sản vì đây là những sản phẩm chịu sự kiểm soát ngặt nghèo về vấn đề kiểm dịch.

Theo ông Hoà, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực và nhận thức trong việc nắm bắt các qui định kỹ thuật và yêu cầu về SPS (kiểm dịch động thực vật) của thị trường Trung Quốc. Thay đổi cách tiếp cận an toàn thực phẩm từ việc  kiểm tra an toàn sản phẩm cuối cùng sang giám sát các công đoạn trong toàn bộ chuỗi sản xuất. Đồng thời, nâng cao nhận thức người sản xuất. Thiết lập cơ chế hợp tác giữa nhà quản lý - doanh nghiệp - người sản xuất nhằm đảm bảo an toàn trong toàn bộ chuỗi cung. Xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm.

Đào tạo cán bộ kỹ thuật có kỹ năng quản lý và giám sát về an toàn thực phẩm cho quá trình sản xuất và chế biến. Xây dựng vùng phi dịch hại đối với gia súc (chăn nuôi lợn). Áp dụng các qui trình sản xuất tốt (GAPs, GAHPs, GAqPs), hài hòa với các tiêu chuẩn chứng nhận theo yêu cầu của thị trường. Tiêu chuẩn hóa Qui trình trồng trọt đảm bảo an toàn thực phẩm và nguyên liệu cho chế biến…

Khắc Lãng