0908.326.779 - 0906.362.707
 

Cần chế tài mạnh xử phạt vi phạm an toàn VSTP

27/03/2017    4.42/5 trong 6 lượt 
Cần chế tài mạnh xử phạt vi phạm an toàn VSTP
Thời gian vừa qua, hàng loạt nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống tại Hà Nội bị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra triền miên bởi mức phạt hành chính chưa đủ sức răn đe. Để tạo chuyển biến trong công tác này, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng với những biện pháp xử lý nghiêm khắc

Tháng 7/2016, chính quyền tỉnh Khánh Hòa xác nhận, sau khi dùng bữa tối tại nhà hàng ở TP Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều thực khách.. phải vào bệnh viện cấp cứu với những triệu chứng nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Ngày 8/3 năm 2017, một nhóm gồm 7 sinh viên ở Hà Nội nguy kịch vì uống rượu, trong đó có 2 sinh viên trong tình trạng nguy kịch.

Đây chỉ là 2 trong số hàng chục vụ việc về mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra thời gian qua. Còn theo Theo Sở Y tế Hà Nội,  trong năm 2016, chỉ riêng tại Hà Nội đã phát hiện gần 16.000 cơ sở (trên tổng số 90.000 cơ sở) vi phạm an toàn thực phẩm. Tổng số tiền xử phạt trên 24 tỷ đồng. Trong đó vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn luôn chiếm một tỷ lệ lớn tổng số các cơ sở vi phạm các quy định về   vệ sinh an toàn thực phẩm.

Anh Nguyễn Minh Triều, người dân cho biết: "Đảm bảo những thức ăn đặt lên bàn ăn của thực khách là thực phẩm sạch và an toàn tuyệt đối là trách nhiệm của bất cứ đơn vị kinh doanh nhà hàng, cơ sở kinh doanh nào. Nhiều nhà hàng  hiểu được tầm quan trọng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.. Tuy nhiên cũng không ít đơn vị không coi trọng vấn đề này dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm."

Có thể thấy, những vi phạm do ngành chức năng phát hiện chủ yếu xoay quanh giấy tờ chứng nhận và phương tiện làm việc như: Không để riêng thực phẩm sống và thức ăn chín, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết hạn từ lâu.

Hiện nay, các biện pháp xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu là xử phạt hành chính, phạt tiền. Biện pháp xử lý nặng nhất hiện nay là tước giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống từ 1 đến 3 tháng nếu tái phạm…Với biện pháp và mức xử phạt hành chính như hiện nay, sẽ rất khó ngăn chặn hành vi tuồn thực phẩm "bẩn" vào nhà hàng, quán ăn. Vậy làm sao để đảm bảo khách hàng luôn được phục vụ những thực phẩm an toàn?

Ông Hoàng Nguyên An, Nhà hàng Bò tơ Hoàng An, Long Biên, Hà Nội cho biết: "Có thể nói đến thời điểm này, vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước đang khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng cần chủ động lựa chọn cho mình các sản phẩm an toàn, các cơ sở, nhà hàng an toàn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho gia đình."

Nếu các chế tài có đủ sức răn đe, cùng với cơ chế giám sát chặt chẽ, nguồn nhân lực được bổ sung, sự vào cuộc quyết liệt của các ngành liên quan thì sẽ tạo được chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực vệ sinh anh toàn thực phẩm