0908.326.779 - 0906.362.707
 

Các lỗi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu

23/11/2016    4.6/5 trong 10 lượt 
Các lỗi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu
ATV MEDIA – là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký logo thương hiệu cho các doanh nghiệp trong cả nước, đặt biệt là các doanh nghiệp tại Tp.HCM. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ, quý khách hàng có thể an tâm và tin tưởng vào dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi cung cấp
- Sự thiếu hiểu biết về đăng ký nhãn hiệu của những nhà kinh doanh là nguyên nhân khiến rủi ro và thiệt hại của các doanh nghiệp mỗi năm tăng gấp bội. 
- Hiện nay, các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu một cách ào ạt mà lại không tìm hiểu rõ những điều cần và nên làm để có được một nhãn hiệu giá trị. 
- Một nhãn hiệu mới cần phải cân nhắc một loạt vấn đề mà có thể liên quan đến các yếu tố như ngôn ngữ, văn hóa xác định ý nghĩa của màu sắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật để in hay số hóa nhãn hiệu và tất nhiên, tất cả điều kiện pháp lý phát sinh từ pháp luật liên quan đến nhãn hiệu và thực tiễn trên lãnh thổ hoặc các lãnh thổ có liên quan hay ở cả cấp độ quốc tế.
- Khi tiếp cận với một Doanh nghiệp để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm, dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “nhái” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.
- Nhãn hiệu là ý tưởng sáng tạo của chủ sở hữu về dấu hiệu đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi có ý tưởng về nhãn hiệu, việc đầu tiên nên làm là đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo an toàn cho nhãn hiệu, tránh bị đánh cắp hay xâm phạm quyền ảnh hưởng đến uy tín cũng như quyền lợi chủ sở hữu.
- Tuy nhiên không phải chủ sở hữu nhãn hiệu nào cũng nắm rõ và đăng ký nhãn hiệu một cách thuận lợi, chính xác. Thực tế cho thấy còn nhiều lỗi mắc phải khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu mà các chủ sở hữu gặp phải như: 

1. Thực hiện “Quy trình ngược”

Thông thường một sản phẩm trước khi được tung ra thị trường thì đều được khảo sát về khả năng bảo hộ nhãn hiệu của nó. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều làm theo quy trình ngược, đó là sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận và có một chỗ đứng trên thị trường mới khảo sát. Thậm chí có doanh nghiệp còn để khi xảy ra tranh chấp về nhãn hiệu mới đi giải quyết. Điều này gây ra các hậu quả cụ thể như: làm mất uy tín trong kinh doanh, tốn kém kinh phí, ảnh hưởng lớn đến lợi ích, hoạt động của doanh nghiệp, khả năng còn có thể mất đi nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã gầy dựng rất lâu. 
Cụ thể các giai đoạn thực hiện ngược như sau:
- Sản xuất hàng hóa, thực hiện dịch vụ;
- Đưa sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu (do doanh nghiệp tự đặt) ra thị trường; được người tiêu dùng chấp nhận;

2. Dùng chính tên sản phẩm/dịch vụ làm nhãn hiệu

Điều này đã được quy định tại điều 74.2.c Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu”.

3. Nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại

- Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng khác nhau, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn. Cụ thể:
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp, còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
- Hầu hết các doanh nghiệp hay mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu. Không tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu dẫn đến những tranh chấp nhãn hiệu không đáng có tốn nhiều chi phí.

4. Nhãn hiệu đề nghị bảo hộ trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ và vẫn còn hiệu lực

Việc doanh nghiệp không khảo sát trước mà tự động thiết kế và đăng ký bảo hộ theo yêu cầu của mình thường xuyên dẫn đến việc trùng với các nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ. Đều này có thể gây ra tranh chấp hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp nếu như có kiện tụng xảy ra
ATV Media