0908.326.779 - 0906.362.707
 

Quy trình sử lý vi phạm nhãn hiệu

23/11/2016    4.79/5 trong 9 lượt 
Quy trình sử lý vi phạm nhãn hiệu
Bạn đăng muốn đăng ký nhãn hiệu độc quyền? Bạn không biết thủ tục đăng ký như thế nào? Bạn đang tìm một đối tác hỗ trợ tư vấn đăng ký nhãn hiệu? Hãy liên hệ với ATV Media, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn tất công việc đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu trong thời gian nhanh nhất.

1. Xác định yếu tố xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu:

Để khẳng định một đối tượng (đối tượng bị xem xét) là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ cần phải có đủ các căn cứ (điều kiện) sau đây:
- Đối tượng bị xem xét không phải là đối tượng được bảo hộ, không phải là đối tượng được chuyển giao li-xăng;
- Đối tượng bị xem xét trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng (nhãn hiệu được bảo hộ);
Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền xem xét khả năng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng để giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.
Tài liệu cần thiết cho việc giám định bao gồm:
- Tờ khai theo mẫu. 
- Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ);
- Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
- Hàng hóa dịch vụ mang dấu hiệu bị xem xét trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

2. Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể thực hiện các biện pháp sau:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật SHTT và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật SHTT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
ATV Media