Vấn đề khởi nghiệp đang được nói đến nhiều, nhưng theo các chuyên gia, có những trường hợp chỉ là hoạt động khởi nghiệp thông thường. Trong khi đó, để có thể tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế, rất cần khởi nghiệp bằng con đường đổi mới sáng tạo.
Trong phạm vi bài này ta tạm hiểu “cái mới” là những sản phẩm, dịch vụ chưa hoặc rất ít được biết đến. Tâm lý con người nói chung là luôn để ý tới cái mới, cũng vì vậy mà “sáng tạo” là một thuật ngữ rất thường gặp trong đời sống kinh doanh, nó hàm ý một sản phẩm, dịch vụ mới được tạo ra hoặc được gia tăng một giá trị nào đó khác hẳn so với sản phẩm, dịch vụ hiện có trên thị trường.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chủ động triển khai mạnh mẽ cơ chế từ tiền kiểm sang hậu kiểm với 93% loại sản phẩm cụ thể do Bộ quản lý. Để tìm hiểu rõ vấn đề PV đã có buổi trao đổi trực tiếp với Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) - Nguyễn Hoàng Linh, xoay quanh công tác kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện kinh doanh của Bộ KH&CN
Những điểm bất hợp lý trong quy định, Thông tư 24, 25 và Nghị định 15 liên quan đến vấn đề kiểm tra, kiểm soát thực phẩm dinh dưỡng được các doanh nghiệp nêu tại Hội thảo “Thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, cải cách quy định và thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư phối hợp Dự án GIG của Cơ quan phát triển Hoa Kỳ tổ chức ngày 11-6, tại TP Hồ Chí Minh.
Theo đại diện các doanh nghiệp, nếu Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quy định cơ quan chức năng trong quá trình thanh tra được phép thu hồi hàng hóa, dừng sản xuất khi phát hiện sai phạm về chất lượng theo kết quả xét nghiệm thì doanh nghiệp sẽ “chết hết”, "chết" mà không biết kêu ai.
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp thực phẩm không phải kiểm định sản phẩm định kỳ. Tuy nhiên, quá trình thanh tra (hậu kiểm) các doanh nghiệp sẽ được tăng cường và chặt chẽ hơn.
Ở các đô thị lớn, chuyện bia rượu bán khắp nơi, uống khắp nơi là phổ biến, kể cả chuyện bán bia cho trẻ em. Đó là một trong những lý do khiến Việt Nam tăng hạng rất nhanh trong danh sách những nước tiêu thụ nhiều rượu bia
Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt hơn 328.582 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,38% trong tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ tăng 12,1%). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ đang tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung ứng trong nước đưa hàng vào kênh bán lẻ hiện đại.
Chuộng hàng ngoại là xu hướng không còn xa lạ với người Việt trong vài năm trở lại đây. Các con số thống kê hàng năm đều chỉ ra nhu cầu sử dụng hàng nhập đang tăng và theo hướng ngày càng nhanh.
Bộ NN&PTNT đang tập trung triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020. Với tổng kinh phí dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng, Chương trình này được kỳ vọng tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế nông thôn.