0908.326.779 - 0906.362.707
 

Hiệp hội TPCN: Hải quan không có chuyên môn kiểm tra chất lượng thực phẩm

16/06/2021    4.6/5 trong 5 lượt 
Hiệp hội TPCN: Hải quan không có chuyên môn kiểm tra chất lượng thực phẩm
PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam cho rằng, trong dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu "thiếu vắng" vai trò của các bộ ngành liên quan, trong khi Hải quan đang "tự mình làm tất", song lại "không có chuyên môn".
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định 38 về việc Phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu, giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đầu mối phối hợp với các bộ và các tổ chức cá nhân có liên quan xây dựng dự thảo nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về án toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu.
 
Qua nghiên cứu dự thảo nghị định ngày 4.6.2021 do Bộ Tài chính xây dựng, trao đổi với PV, PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam cho rằng, còn nhiều nội dung bất cập, không phù hợp và cơ bản chưa tiếp thu được các ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, các viện và các đơn vị được các bộ quản lý ngành giao, chỉ định, kiểm tra nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan; đồng thời trái với ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 38.
 
Theo đó, Hiệp hội cho rằng, phạm vi của đề án tại Quyết định 38 gồm hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu tại cửa khẩu. Nhưng Dự thảo Nghị định lại quy định các nội dung trình tự công bố hợp quy, đăng ký công bố, tự công bố. Đây là nội dung thuộc phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước áp dụng thống nhất cho cả thực phẩm nhập khẩuthực phẩm sản xuất trong nước. Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam cho rằng: "Dự thảo Nghị định đã không phân biệt được hoạt động kiểm tra nhà nước và Hoạt động quản lý nhà nước".
 
Cũng theo ông Đáng, dự thảo sẽ làm phát sinh thêm đầu mối là các cơ quan kiểm tra thuộc bộ Tài chính thay vì trước đây chỉ có các cơ quan được Bộ quản lý chuyên giao/chỉ định.
 
Không đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng vì sử dụng cơ chế kiểm tra đối với các sản phẩm có cùng mã đăng ký mà không quan tâm đến tổ chức cá nhân nhập khẩu.
 
Bên cạnh đó, chưa cải cách thực chất vì số lô hàng cần lấy mẫu kiểm tra tăng hơn so với Nghị định 15/2018/NĐ-CP khoảng 5% tổng số lô hàng nhập khẩu. “Do vậy, làm phát sinh chi phí lấy mẫu, kiểm nghiệm đồng thời làm tăng thời gian thông quan của các lô hàng”, ông Đáng cho biết.
 
Hiệp hội cũng cho rằng việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án và xây dựng Dự thảo Nghị định chưa được tiến hành đúng quy trình, chưa tổ chức họp lấy ý kiến thống nhất trước khi xin ý kiến rộng rãi các tổ chức cá nhân có liên quan.
 
"Quyết định 38 giao cho Bộ Tài chính, Hải quan là đầu mối xây dựng Nghị định, xây dựng mô hình chứ không có nghĩa là Hải quan làm hết", Chủ tịch Hiệp hội Thức phẩm Chức năng nhấn mạnh.
 
Cũng theo PGS. TS Trần Đáng, nếu dự thảo Nghị định này được đưa vào thực hiện sẽ gây ra sự lộn xộn, mất kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu khi lưu thông tại thị trường, có thể gây ùn ứ tại các cửa khẩu. Bởi lẽ, theo PGS.TS Trần Đăng về chuyên môn, Hải quan không được đào tạo về chất lượng thực phẩm, đặc biệt tính an toàn của thực phẩm, không có phòng kiểm nghiệm ATTP đạt tiêu chuẩn quốc tế, không có hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm liên thông quốc tế, không có hệ thống lưu mẫu thực phẩm...
 
"Với dự thảo này, tôi khẳng định, không thể thực hiện được mục tiêu rút ngắn được thời gian cho doanh nghiệp, mà thậm chí còn kéo dài hơn", PGS. TS Trần Đáng nói.
 
Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam đề xuất Việt Nam cần phân định rõ, tránh nhầm lẫn quản lý Nhà nước và kiểm tra nhà nước. Cơ quan kiểm tra nhà nước là tổ chức thực hiện các dịch vụ, bên thứ ba trong đánh giá sự phù hợp. Với 3 phương thức kiểm tra gồm kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt cần xây dựng tiêu chí cụ thể, dễ hiểu, kể cả tiêu chí với nhà cung cấp
THIÊN BÌNH