0908.326.779 - 0906.362.707
 

Việt Nam có bao nhiêu tổ chức chứng nhận ISO 14001, những nước nào có số chứng chỉ ISO 14001 cao nhất thế giới và số lượng chứng chỉ ISO 14001 của Việt Nam là bao nhiêu? Xin cảm ơn.

06/01/2017    2.5/5 trong 57 lượt 
Xin cho tôi biết hiện nay trên thế giới và Việt Nam có bao nhiêu tổ chức chứng nhận ISO 14001, những nước nào có số chứng chỉ ISO 14001 cao nhất thế giới và số lượng chứng chỉ ISO 14001 của Việt Nam là bao nhiêu? Xin cảm ơn.

Hỏi: Xin cho tôi biết hiện nay trên thế giới và Việt Nam có bao nhiêu tổ chức chứng nhận ISO 14001, những nước nào có số chứng chỉ ISO 14001 cao nhất thế giới và số lượng chứng chỉ ISO 14001 của Việt Nam là bao nhiêu?  Xin cảm ơn.

TRẢ LỜI:

Theo thống kê của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) thì trên thế giới có những tổ chức sau chứng nhận về ISO 14001:

ABS Quality Evaluations (ABS QE) (USA);

AENOR (Tây Ban Nha);

AFAQ-ASCERT International (Pháp);

AIB-Vinçotte International  (Bỉ);

Applus+ (LGAI) (Tây Ban Nha);

AQSR (USA);

BM TRADA Certification  (UK);

Ở Việt Nam hiện chưa có số liệu chính xác về các tổ chức chứng nhận ISO 14001. Nếu có nhu cầu về chứng nhận ISO 14001, xin liên hệ với Trung tâm Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội; Tel (844) 7561025.

Theo điều tra mới nhất của ISO năm 2005 về chứng nhận ISO 14001 trên toàn cầu thì các nước sau có số lượng chứng chỉ ISO 14001 cao nhất đó là:  Nhật bản (23 466); Trung quốc (12 683); Tây Ban Nha (8 620); Italia (7 080); Vương quốc Anh (6 055); Mỹ (5 061); Hàn Quốc (4 955); Đức (4 440); Thụy Điển (3 6820; Pháp (3 289). Số lượng chứng chỉ ISO 14001 của Việt Nam là 127.

Hỏi: Tôi muốn biết khi áp dụng Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14000 cần phải làm theo các bước nào?

TRẢ LỜI:

Các bước áp dụng ISO 14000

Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án.

- Thành lập ban chỉ đạo dự án – Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR)

- Trang bị cho Ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001

- Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường (IER)

- Lập kế hoạch hành động

- Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty

- Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan

- Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường

Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường

- Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo

- Xây dựng chương trình quản lý môi trường.

- Lập kế hoach cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống

-  Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản

- Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường

-  Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường

Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường

- Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả

- Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường

- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thưc hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và Sổ tay quản lý môi trường

Bước 4: Đánh giá và Xem xét

- Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Công ty

- Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo

- Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000

- Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục

Bước 5Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống

- To chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống

- Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận

- Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức

- Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp

- Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận

Bước 6: Duy trì chứng chỉ

- Thực hiện đánh giá nội bộ

- Thực hiện các hành động khắc phục.

- Thực hiện đánh giá giám sát.

- Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo.

-  Không ngừng cải tiến.

ATV Media