0908.326.779 - 0906.362.707
 

Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm

25/07/2018    4.6/5 trong 5 lượt 
Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm

BỘ Y TẾ
__________

Số: 35/2015/TT-BYT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015

 

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn

đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thuỷ tinh, gốm, sứ và tráng men

tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

____________

 

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thuỷ tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:

QCVN 12-4:2015/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thuỷ tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Bãi bỏ nội dung quy định tại Mục 4.1 và Mục 4.2, Phần 4. Quy định vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm” kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.

Điều 3. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- VPCP (Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);

- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);

- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (để đăng bạ);

- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;

- Lưu: VT, K2ĐT, PC, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



 



Nguyễn Thanh Long

 


QCVN 12-4:2015/BYT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VỆ SINH AN TOÀN

ĐỐI VỚI BAO BÌ, DỤNG CỤ LÀM BẰNG THUỶ TINH, GỐM, SỨ

VÀ TRÁNG MEN TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THỰC PHẨM

 

 

 

National technical regulation on the safety and hygiene glass, ceramic, porcelain

and enameled implements, containers, and packaging in direct contact with food


Lời nói đầu

QCVN 12-4:2015/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thuỷ tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm biên soạn, Cục An toàn thực phẩm trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 


QCVN 12-4:2015/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VỆ SINH AN TOÀN

ĐỐI VỚI BAO BÌ, DỤNG CỤ LÀM BẰNG THUỶ TINH, GỐM, SỨ

VÀ TRÁNG MEN TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THỰC PHẨM

National technical regulation on the safety and hygiene glass, ceramic, porcelain

and enameled implements, containers, and packaging in direct contact with food

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thuỷ tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi tắt là bao bì, dụng cụ).

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với

2.1. Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ tại Việt Nam.

2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau

3.1. Bao bì, dụng cụ có lòng nông phẳng là bao bì, dụng cụ có độ sâu bên trong không quá 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn.

3.2. Bao bì, dụng cụ có lòng sâu là bao bì, dụng cụ có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn.

3.3. Bao bì, dụng cụ tráng men là các loại bao bì, dụng cụ làm bằng thuỷ tinh, gốm, gốm thuỷ tinh, sứ, kim loại được tráng men thuỷ tinh hoặc men sứ.

3.4. Vành uống là phần rộng 20 mm của bề mặt bên ngoài bao bì, dụng cụ dùng để ăn, uống. Phần rộng này được đo từ trên miệng dọc theo thành bao bì, dụng cụ.

 

II. YÊU CẦU KỸ THUẬT

 

1. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ

1.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thuỷ tinh

 

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Mức tối đa

1

Lòng nông phẳng

Dùng để chứa đựng và đun, nấu

Cadmi (mg/dm2)

0,07

Chì (mg/dm2)

0,8

2

Lòng sâu

2.1

Dùng để chứa đựng

2.1.1

Dung tích nhỏ hơn 600 ml

Cadmi (mg/l)

0,5

Chì (mg/l)

1.5

2.1.1

Dung tích trong khoảng từ 600 ml đến dưới 3.000 ml

Cadmi (mg/l)

0,25

Chì (mg/l)

0,75

2.1.3

Dung tích lớn hơn hoặc bằng 3.000 ml

Cadmi (mg/l)

0,25

Chì (mg/l)

0,5

2.2

Dùng để đun, nấu

Cadmi (mg/l)

0,05

Chì (mg/l)

0,5

3

Cốc, chén

Cadmi (mg/l)

0,25

 

Chì (mg/l)

0,5

 

Ghi chú:

Đơn vị tính:

- mg/l của dung dịch chiết đối với dụng cụ, bao bì.

- mg/dm2 của diện tích bề mặt tiếp xúc đối với bao bì, dụng cụ.

 

1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ làm bằng gốm, gốm thuỷ tinh

 

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Mức tối đa

1

Lòng nông phẳng

Dùng để chứa đựng và đun, nấu

Cadmi (mg/dm2)

0,07

Chì (mg/dm2)

0,8

2

Lòng sâu

2.1

Dùng để chứa đựng

2.1.1

Dung tích nhỏ hơn 1.100 ml

Cadmi (mg/l)

0,5

Chì (mg/l)

2,0

2.1.2

Dung tích trong khoảng từ 1.100 ml đến dưới 3.000 ml

Cadmi (mg/l)

0,25

Chì (mg/l)

1,0

2.1.3

Dung tích lớn hơn hoặc bằng 3.000 ml

Cadmi (mg/l)

0,25

Chì (mg/l)

0,5

2.2

Dùng để đun, nấu

Cadmi (mg/l)

0,05

Chì (mg/l)

0,5

3

Cốc, chén

Cadmi (mg/l)

0,25

Chì (mg/l)

0,5

 

Ghi chú:

Đơn vị tính:

- mg/l của dung dịch chiết đối với dụng cụ, bao bì.

- mg/dm2 của diện tích bề mặt tiếp xúc đối với bao bì, dụng cụ.

 

1.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ tráng men (bao gồm cốc, chén)

 

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Mức tối đa

1

Lòng nông phẳng

1.1

Dùng để chứa đựng

Cadmi (mg/dm2)

0,07

Chì (mg/dm2)

0,8

1.2

Dùng để đun, nấu

Cadmi (mg/dm2)

0,05

Chì (mg/dm2)

0,1

2

Lòng sâu

2.1

Dung tích nhỏ hơn 3.000 ml

2.1.1

Dùng để chứa đựng

Cadmi (mg/l)

0,07

Chì (mg/l)

0,8

2.1.2

Dùng để đun, nấu

Cadmi (mg/l)

0,07

Chì (mg/l)

0,4

2.2

Dung tích lớn hơn hoặc bằng 3.000 ml (dùng để chứa đựng và đun, nấu)

Cadmi (mg/dm2)

0,05

Chì (mg/dm2)

0,1

 

Ghi chú:

Đơn vị tính:

- mg/l của dung dịch chiết đối với dụng cụ, bao bì.

- mg/dm2 của diện tích bề mặt tiếp xúc đối với bao bì, dụng cụ.

 

1.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với vành uống của các loại bao bì, dụng cụ tráng men

 

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Mức tối đa

1

Cadmi (mg/vành uống)

0,2

2

Chì (mg/vành uống)

2,0

 

Ghi chú:

Đơn vị tính: mg/vành uống của bao bì, dụng cụ.

2. Yêu cầu về ghi nhãn

Việc ghi nhãn bao bì, dụng cụ theo đúng quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và các quy định của pháp luật có liên quan.

 

III. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

 

1. Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Phương pháp thử

Yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quy chuẩn này. Các phương pháp thử quy định tại Phụ lục số 01 không bắt buộc áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.

 

IV. YÊU CẦU QUẢN LÝ

 

1. Công bố hợp quy

1.1. Bao bì, dụng cụ nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh phải công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn này.

1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Điều 4, Điều 5, Điều 7, Điều 9 Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ vi phạm các quy định về kỹ thuật và quản lý quy định tại Quy chuẩn này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

 

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ phải công bố hợp quy theo các yêu cầu của Quy chuẩn này.

2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ sau khi đã được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Giao Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

3. Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

 


Phụ lục 01

PHƯƠNG PHÁP THỬ CÁC CHỈ TIÊU VỆ SINH AN TOÀN

ĐỐI VỚI BAO BÌ, DỤNG CỤ

 

1. Phương pháp thử đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thuỷ tinh (bao gồm cả cốc, chén)

1.1. Phương pháp thử đối với bao bì, dụng cụ bằng thuỷ tinh có lòng nông phẳng

TCVN 7146-1: 2002 Dụng cụ bằng gốm, gốm thuỷ tinh và dụng cụ đựng thức ăn bằng thuỷ tinh tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cadimi - Phần 1: Phương pháp thử (ISO 6486-1:1999).

1.2. Phương pháp thử đối với bao bì, dụng cụ bằng thuỷ tinh có lòng sâu

TCVN 7148-1: 2002 Dụng cụ bằng thuỷ tinh có lòng sâu tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cadimi - Phần 1: Phương pháp thử (ISO 7086-1:2000).

2. Phương pháp thử đối với bao bì, dụng cụ làm bằng gốm, gốm thuỷ tinh (bao gồm cốc, chén)

TCVN 7146-1: 2002 Dụng cụ bằng gốm, gốm thuỷ tinh và dụng cụ đựng thức ăn bằng thuỷ tinh tiếp xúc với thực phẩm - Sự thôi ra của chì và cadimi - Phần 1: Phương pháp thử (ISO 6486-1:1999).

3. Phương pháp thử đối với bao bì, dụng cụ tráng men (bao gồm cốc, chén)

TCVN 7542-1: 2005 Men thuỷ tinh và men sứ - Sự thôi ra của chì và cadimi từ các dụng cụ tráng men tiếp xúc với thực phẩm - Phần 1: Phương pháp thử (ISO 4531-1:1998).

4. Phương pháp thử đối với vành uống của các loại bao bì, dụng cụ tráng men

TCVN 7542-1: 2005 Men thuỷ tinh và men sứ - Sự thôi ra của chì và cadimi từ các dụng cụ tráng men tiếp xúc với thực phẩm - Phần 1: Phương pháp thử (ISO 4531-1:1998).