0908.326.779 - 0906.362.707
 

Kiểm nghiệm đồ uống có cồn (Rượu, bia,…)

18/01/2017    4.18/5 trong 25 lượt 
Kiểm nghiệm đồ uống có cồn (Rượu, bia,…)
Việc xét nghiệm này, giúp cho đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, xin giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở và thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ (02 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng)
Đồ uống có cồn (Bia hơi, bia hộp, bia chai, rượu vang, Rượu Brandy, rượu trái cây, rượu Vodka,…) là các hợp chất gồm nước, cồn êtanol và các hợp chất khác có thể tiêu hoá được. Khi uống với lượng vừa phải sẽ mang đến cho người dùng sự sảng khoái, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bổ sung vitamin B6, tránh bị sạn thận ở người trung niên. Nhờ vậy, rượu- bia được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.Tuy nhiên, ngoài các chất cần thiết cho cơ thể, trong quá trình điều chế – chưng cất, rượu-bia còn lẫn một số hợp chất mà khi hấp thu vào lại gây hại cho cơ thể. Vì vậy cần phải tiến hành xác định hàm lượng các chất có trong bia hay nói cách khác doanh nghiệp phải xét nghiệm rượu-bia theo quy định hiện hành. 
Việc xét nghiệm này, giúp cho đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, xin giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở và thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ (02 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng) được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chỉ tiêu xét nghiệm sản phẩm đồ uống có cồn (Bia hơi, bia hộp, bia chai, rượu vang, Rượu Brandy, rượu trái cây, rượu Vodka,…) phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đồ uống có cồn
STT CHỈ TIÊU PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
CHỈ TIÊU CẢM QUAN 
1.      Trạng thái Cảm quan
2.      Mùi Cảm quan
3.      Vị Cảm quan
4.      Tạp chất Cảm quan
CHỈ TIÊU HOÁ HỌC CỦA ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
5.    Tên chỉ tiêu  
6.    I. Các sản phẩm biaHàm lượng diacetyl TK. AOAC 972.10 (GC/FID)
7.    II. Rượu vang1.    Hàm lượng methanol, mg/l

– rượu vang đỏ (red wine)

– rượu vang trắng (white wine) và hồng (rosé wine)

TCVN 5564:2009
8.    2.    Hàm lượng lưu huỳnh dioxid (SO2), mg/l sản phẩm:Rượu vang đỏ

Rượu vang đỏ có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose không nhỏ hơn 5 g/l

Rượu vang trắng và rượu vang hồng

Rượu vang trắng (white wine) và rượu vang hồng (rosé wine) có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose không nhỏ hơn 5 g/l.

Rượu vang nổ đặc biệt (quality sparkling wine)

Các loại rượu vang nổ khác

TK. AOAC 972.10 (GC/MS)
9.    III. Rượu mạnh TK. AOAC 972.10 (GC/FID)
10.    1.    Rượu vang mạnhHàm lượng methanol TK. AOAC 972.10 (GC/FID)
11.    2.    Rượu Brandy/Rượu WeinbrandHàm lượng methanol TK. AOAC 972.10 (GC/FID)
12.    3.    Rượu bã nhoHàm lượng methanol TK. AOAC 972.10 (GC/FID)
13.    4.    Rượu trái câyHàm lượng acid hydrocyanic đối với rượu chế biến từ trái cây có hạt.

Hàm lượng methanol

TK. EPA 5021A (GCMS – HS)
KIM LOẠI NẶNG
14.    Chì (đối với rượu vang và rượu vang nổ), mg/l TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003);TCVN 8126:2009
15.    Thiếc (đối với sản phẩm đóng hộp tráng thiếc), mg/l TCVN 7788:2007
VI SINH – ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BIA HƠI
16.    1.    Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/ml TCVN 4884:2005 (ISO 4833:2003)
17.    2.    E.coli, CFU/ml TCVN 6846:2007 (ISO 7251:2005)
18.    3.    Cl.perfringens, CFU/ml TCVN 4991:2005 (ISO 7937:2004)
19.    4.    Coliforms, CFU/ml TCVN 6848:2007(ISO 4832:2006)
20.    5.    Strep.feacal, CFU/ml TCVN 6189-2:1996 (ISO 7899-2: 1984)
21.    6.    Tổng số nấm men và nấm mốc, CFU/ml sản phẩm TCVN 8275-1:2009 (ISO 21527-1:2008)

Mặc dù chỉ tiêu xét nghiệm được xây dựng dựa trên QCVN, tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại sản phẩm ( đặc trưng mỗi loại rượu, bia) và mục đích xét nghiệm (Công bố hợp quy để đưa sản phẩm ra thị trường,  xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giám sát chất lượng định kỳ theo quy định,… ) mà doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ tiêu phù hợp cho sản phẩm của riêng mình, một vài trường hợp cho phép cắt giảm chỉ tiêu để rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí cho việc xét nghiệm.

Bên cạnh đó, phương pháp lấy mẫu rất quan trọng trong việc cho ra kết quả chính xác, do đó khi tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng kỹ thuật và bảo quản đúng cách để tránh các yếu tố gây ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật của mẫu.

Để được hướng dẫn cụ thể quy cách lấy mẫu và bảo quản mẫu đúng cách, đồng thời tối ưu chi phí xét nghiệm đồ uống có cồn hãy gọi ngay cho chúng tôi

ATV Media