Mặc dù 70% mặt hàng thực phẩm tươi sống được bán tại chợ truyền thống, song tại các siêu thị, doanh thu từ những mặt hàng nông sản thực phẩm cũng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn
Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó công bố sản phẩm là việc làm rất cần thiết của các doanh nghiệp để sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước có thể được phép lưu hành trên toàn quốc. Công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng là việc làm đầu tiên và bắt buộc trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm – Các cơ sở, doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề liên quan tới thực phẩm đều phải tiến hành xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trừ một số trường hợp nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định như sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, nhà hàng trong khách sạn..v..v.
Câu chuyện về an toàn thực phẩm trong những bếp ăn tập thể, nhất là ở các khu công nghiệp phục vụ hàng nghìn suất ăn cho công nhân mỗi ngày chưa bao giờ cũ. Nhằm giảm nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, các cấp, ngành chức năng, doanh nghiệp và chính người lao động phải cộng đồng trách nhiệm, thực hiện đồng bộ các giải pháp để có suất ăn an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe
Nhiều vụ công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn ở công ty xảy ra trên cả nước trong tháng 6 và tháng 7-2019 một lần nữa cho thấy, chất lượng, an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể vẫn là nỗi lo lớn. Đặc biệt, với một thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp như Hà Nội, nếu không quản lý chặt chẽ, nhất là khâu kiểm soát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho công nhân sẽ luôn hiện hữu
Kết quả giám sát chất lượng nông lâm thủy sản từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn Hà Nội cho thấy, an toàn thực phẩm (ATTP) hiện vẫn là nỗi lo lớn đối với người tiêu dùng.
Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên làm thế nào để ngành công nghiệp chế biến có thể theo kịp tiềm năng phát triển khi còn quá nhiều "nút thắt" khó tháo gỡ.
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) với việc hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, chất điều tiết tăng trưởng cây trồng trong quá trình sản xuất đã từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng. Ðây cũng là phương thức sản xuất giảm tác động đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên.
Trước tình hình vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP) diễn biến phức tạp, gây lo lắng, bức xúc trong xã hội, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm; đồng thời triển khai các chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.