0908.326.779 - 0906.362.707
 

Nghị định 17/2020 về kinh doanh buôn bán rượu

16/09/2022    5/5 trong 102 lượt 
Nghị định 17/2020 về kinh doanh buôn bán rượu
Kinh doanh rượu, bán lẻ rượu, bán buôn rượu, phân phối rượu hoặc tiêu thụ rượu tại chỗ thì đều thuộc diện xin giấy phép con theo Nghị định 17/2020 sửa đổi mới nhất
ATVC xin giới thiệu bài viết “Nghị định 17/2020 về kinh doanh buôn bán rượu” để quý khách hàng hiểu và nắm rõ được những quy định về “Nghị định 17/2020 về an toàn thực phẩm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

I. Căn cứ pháp lý

- Nghị định 17/2020/NĐ-CP
- Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo nghị định 17/2020/NĐ-CP
- Nghị định 17/2020/NĐ-CP – Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; trong đó có thay đổi và sửa đổi Nghị định 105/2017/NĐ-CP về quy định kinh doanh rượu. Nhiều doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa nắm rõ được những nội dung sửa đổi, chính vì thế vẫn còn hoang mang trong việc thực hiện giấy phép. Hiểu được điều mà doanh nghiệp lo lắng, ATVC sẽ hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo nghị định 17/2020/NĐ-CP, đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh rượu một cách hợp pháp.

II. Hồ sơ xin giấy phép bán buôn rượu gồm:

Nghị định 172020 về an toàn thực phẩm buôn bán rượu.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo mẫu mới nhất tại Nghị định 17/2020 NĐ- CP
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị xin cấp giấy phép bán buôn rượu
3. Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng theo quy định.
4. Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
5. Hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu của các thương nhân bán lẻ rượu.
==> Tất cả hồ sơ chuẩn bị 02 bản và có sao y chứng thực
6. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
b) Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
7. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.
GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU

III. Thời hạn của giấy phép bán lẻ rượu

- Căn cứ quy định tại Khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP; thời hạn của giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.
- Tuy vậy tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP có quy định về cấp lại giấy phép kinh doanh rượu trong trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực. Theo đó; trước khi hết hạn 30 ngày; nếu muốn tiếp tục kinh doanh bán lẻ rượu; thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ rượu. Hồ sơ, thẩm quyền; thủ tục cấp lại áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Thời gian thực hiện mẫu giấy phép bán buôn rượu theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Sở Công Thương;
- Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
- Hiệu lực của giấy phép bán buôn rượu là 5 năm (tính từ ngày cấp).

IV. Câu hỏi thường gặp

1. Người ở độ tuổi nào sau đây không được uống rượu bia?

Có những mốc thời gian mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người được pháp luật quy định. Như là nam đủ 20 tuổi và nữa đủ 18 tuổi thì đủ tuổi để đăng ký kết hôn. Và nay, kể từ ngày 01/01/2020 có thêm một mốc thời gian nữa đó là từ đủ 18 tuổi mới được sử sụng rượu, bia.
Điều này được quy định tại ĐIều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019.
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia…”
Theo như quy định trên thì rõ ràng khi đủ 18 tuổi thì pháp luật không cấm uống rượu bia nữa. Khi đủ 18 tuổi thì được đi mua rượu bia. Và cũng khi đủ 18 tuổi mới được tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu bia.
18 tuổi trở thành một một thời gian quan trọng trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019. Hiện nay pháp luật đã đặt 18 tuổi làm mốc, thế nhưng mình hy vọng các bạn trẻ ở độ tuổi này hãy tập trung cho việc học nhiều hơn, hãy chuyên tâm rèn luyện, nâng cao trình độ bản thân để có một tương lai tốt đẹp hơn. Nếu có thể thì đừng uống bia rượu vì chắc các bạn đủ lớn để biết tác hại của nó. Còn không thì hãy hạn chế, thật sự nên hạn.

2. Trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm tại Việt Nam?

- Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
- Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.
- Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công
ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT