0908.326.779 - 0906.362.707
 

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất cà phê hòa tan là cơ quan nào?

03/10/2022    4.65/5 trong 18 lượt 
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất cà phê hòa tan là cơ quan nào?
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất cà phê hòa tan là cơ quan nào?
Em muốn hỏi đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cà phê hòa tan thì nộp đến cơ quan nào? Trình tự thủ tục ra sao? Công ty em mở xưởng cà phê hòa tan thì có phải thực hiện thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hay không?

I. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất cà phê hòa tan là cơ quan nào?

Căn cứ Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
"Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý."
Căn cứ Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm thì cà phê hòa tan do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Do đó, Cơ quan có thẩm cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp này là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất cà phê hòa tan

II. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất cà phê hòa tan như thế nào?

Về hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì đối với cơ sở sản xuất cà phê hòa tan thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, thì thực hiện theo khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:
"Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thì cơ quan đó cấp Giấy chứng nhận ATTP.
2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP
a) Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
c) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Doanh nghiệp mở xưởng cà phê hòa tan thì có phải thực hiện thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hay không?
Vì xưởng sản xuất cà phê hòa tan thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên sẽ phải thực hiện thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ các cơ sở sau:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
g) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu chứng nhận y tế (chứng thư, chứng nhận an toàn thực phẩm) bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(sau đây gọi tắt là cơ sở)."
Chiếu theo quy định này công ty bạn sản xuất cà phê hòa tan thì nếu là cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ hoặc đã có các giấy chứng nhận GMP, HACCP, IFS, BRC, FSSC 22000, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 hoặc các giấy khác có giá trị tương đương thì không cần thẩm định.
ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT