
Hà Nội là một trong hai địa phương đi đầu trong cả nước về Chỉ số thương mại điện tử với doanh thu năm sau cao hơn năm trước và ngày càng thu hút người tiêu dùng tham gia vào hoạt động mua bán online

Trong một thời gian ngắn, lực lượng chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều lô thực phẩm chức năng (TPCN) kém chất lượng, giả nhãn hiệu nước ngoài. Điều đó cho thấy việc kiểm soát thị trường này đang bị buông lỏng.

Chánh Văn phòng Thường trực (VPTT) Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết: Đáng chú ý 4 tháng đầu năm nay, tại các đô thị, thành phố lớn nổi lên tình trạng sản xuất, tiêu thụ thuốc, thực phẩm chức năng, đồ ăn, nước uống giả, kém chất lượng, gây bức xúc đối với người dân.

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người chọn mua thực phẩm chức năng (TPCN) để bồi bổ sức khỏe. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Thế nhưng, có không ít người đang sử dụng TPCN một cách “vô tội vạ” và coi đó như "thần dược" để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa mọi bệnh tật. Song theo các chuyên gia y tế, nếu lạm dụng TPCN sẽ gây ra những hệ lụy khó lường

Để chuẩn bị cho lộ trình này, năm 2010, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) đã giao Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) nhiệm vụ triển khai đánh giá GMP TPCN (GMP-HS) cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng. Từ năm 2014, Công ty TNHH MTV Chứng nhận Chất lượng AsiaCert (thuộc Viện Thực phẩm chức năng) có chức năng đánh giá, chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng” (GMP TPCN) cho các Nhà máy; Tổ chức đánh giá hiệu quả sản phẩm TPCN

Việc công nhận trên, góp phần giúp cơ quan quản lý và các doanh nghiệp sản xuất TPCN thực hiện lộ trình bắt buộc triển khai áp dụng GMP theo yêu cầu của Luật An toàn thực phẩm và hội nhập quốc tế cũng như xuất khẩu sản phẩm TPCN

Thực phẩm BVSK nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp qui tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.