Với yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong việc sử dụng các sản phẩm hàng hóa an toàn cho sức khỏe thì việc ứng dụng mã QR hỗ trợ truy xuất nguồn gốc đang trở thành một xu hướng trong những năm gần đây
Hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa được thực hiện thông qua các mã vạch, hoặc mã QR. Tuy nhiên, việc TXNG theo các hình thức này chưa đem lại niềm tin cho người tiêu dùng do các thông tin về TXNG trong đó chưa đầy đủ, nhất là chưa có thông tin về các khâu "đầu vào" của quá trình sản xuất - khâu quyết định chất lượng sản phẩm. Việc chuẩn hóa mã TXNG sản phẩm và đưa vào vận hành Cổng TXNG sản phẩm, hàng hóa quốc gia sẽ góp phần giải quyết thực trạng này.
Ngày 7-5, Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) đã lý giải về tình trạng thiếu thông tin về số chứng minh nhân dân (CMND) 9 số trong mã QR Code trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử, cũng như đưa ra giải pháp cho vấn đề này
Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài chính giảm 50% mức phí đối với việc đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài và mức lệ phí sở hữu công nghiệp.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu tháng 3-2020 đến nay, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản phản ánh quy định đăng ký sử dụng mã số, mã vạch đối với hàng xuất khẩu đang gây khó khăn cho DN.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi công văn tới Thủ tướng và các bộ kiến nghị giải quyết vướng mắc trong quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.