0908.326.779 - 0906.362.707
 

Tư vấn kiểm nghiệm thực phẩm

09/12/2016    4.7/5 trong 204 lượt 
Tư vấn kiểm nghiệm thực phẩm
Ngoài việc tạo dựng hương vị riêng cho sản phẩm thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực thực phẩm. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đó là công tác kiểm nghiệm

DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM:

1. Bạn đang quan tâm đến vấn đề kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm?
Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
2. Bạn đang tìm kiếm các trung tâm kiểm nghiệm uy tín để kiểm nghiệm sản phẩm của bạn?
Việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. Để công bố chất lượng sản phẩm: kết quả kiểm nghiệm phải đạt tiêu chuẩn VILAS 357 và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tức là phòng kiểm nghiệm phải đạt các tiêu chuẩn trên và có con dấu chính thức của các tiêu chuẩn đó khi ra giấy kết quả).
3. Bạn chưa biết dựa vào đâu để lên chỉ tiêu kiểm nghiệm?
Bạn có biết đối với từng nhóm sản phẩm khác nhau thì sẽ áp dụng các chỉ tiêu chất lượng, vi sinh vật và kim loại nặng khác nhau? Vì vậy, khi lên chỉ tiêu kiểm nghiệm cần phải đúng, đủ và hợp lý để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp cũng như hạn chế thiếu sót chỉ tiêu quan trọng khi công bố chất lượng với cơ quan nhà nước.
Hãy gọi ngay cho dịch vụ ATV MEDIA – chúng tôi sẽ mô phỏng một vài yếu tố khía cạnh để bạn có thể đưa ra những lựa chọn tốt cho công việc của bạn và công bố sản phẩm nhanh nhất.
Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm của ATV MEDIA bao gồm:
- Tư vấn và xây dựng chỉ tiêu kiểm định chất lượng phù hợp với bản chất sản phẩm và quy chuẩn kỹ thuật
- Lấy mẫu và tiến hành gửi kiểm định ở các đơn vị được nhà nước công nhận
- Kiểm tra và nhận giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Lập bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm (Nutrition Facts, theo yêu cầu)
- Tổng thời gian thực hiện: 05-10 ngày làm việc, tùy chỉ tiêu và tính chất sản phẩm

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC KIỂM NGHIỆM

Ngoài việc tạo dựng hương vị riêng cho sản phẩm thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực thực phẩm. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đó là công tác kiểm nghiệm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết: cần kiểm những chỉ tiêu nào? kiểm như thế nào? và kiểm ở đâu? là phù hợp quy định nhà nước.
* LỢI ÍCH CỦA VIỆC KIỂM NGHIỆM:
1. Giúp đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ hay nói cách khác là kiểm nghiệm định kỳ (02 lần/ năm, đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng) được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT.
2. Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắng và điều khiển sản xuất theo hướng đã định; phát hiện những bất thường, sai sót về sử dụng nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, thao tác để kịp thời tìm ra nguyên nhân mà điều chỉnh, khắc phục.
3. Giúp doanh nghiệp tìm ra phương pháp, công nghệ phù hợp, tối ưu hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm; nhằm đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
* NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM: Chỉ tiêu kiểm nghiệm Thực Phẩm phải đáp ứng các yêu cầu
1. Theo quyết định 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm);
2. QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
3. QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
* CÁC CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM CƠ BẢN:
- Chỉ tiêu cảm quan (gồm trạng thái, màu sắc, mùi, vị...)
- Chỉ tiêu hóa lý, chất lượng
- Chỉ tiêu vi sinh vật
- Chỉ tiêu kim loại nặng
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm hoặc các hóa chất không mong muốn.

CÓ NHẤT THIẾT PHẢI KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM ĐỊNH KỲ?

Doanh nghiệp của bạn đã công bố chất lượng sản phẩm với cơ quan nhà nước...? Rồi 6 tháng trôi qua, thời hạn giám sát định kỳ cũng đến nhưng bên bạn chưa lấy mẫu thực phẩm đi kiểm nghiệm lại; liệu có sao không?
Việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ là việc làm bắt buộc của doanh nghiệp sau khi công bố sản phẩm. Bởi đó là thước đo đánh giá chất lượng thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa thành phẩm ra thị trường.
Căn cứ Điều 12, 13 – chương IV trong Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế quy định cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trên địa bàn có thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn thực phẩm, chế độ kiểm nghiệm định kỳ đối với các sản phẩm đã công bố.
Do đó, sau khi doanh nghiệp của bạn hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm và được cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; sẽ luôn chịu sự giám sát của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương về việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua các cuộc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của bạn.
Vì thế, nếu doanh nghiệp nào vẫn chưa thực hiện đúng quy định này khi thanh tra An toàn thực phẩm phát hiện; họ có thể sẽ xử phạt theo những quy định trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ cụ thể như sau:
Điều 21: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
b) Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định;
…..
Điều 26: Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…..
b) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định;
* Vậy tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được quy định ra sao? Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế nêu rõ 4 tiêu chí sau:
1. Chế độ kiểm nghiệm định kỳ như sau:
a) 01 (một) lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
b) 02 (hai) lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.
2. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
3. Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này.
Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện đúng quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm; việc kiểm nghiệm định kỳ còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bạn, giúp các bộ phận kỹ thuật sớm phát hiện những bất thường, sai sót của dây chuyền sản xuất theo thời gian để kịp thời điều chỉnh phương pháp, công nghệ phù hợp, tối ưu hơn nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm và giữ vững uy tín thương hiệu trên thị trường
ATV MEDIA cam kết tạo dựng niềm tin với Quý doanh nghiệp, hướng tới xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, bình đẳng giữa các bên với phương châm: Nhanh gọn – Chính xác – Tiết kiệm
ATV Media