0908.326.779 - 0906.362.707
 

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống nhà hàng

05/01/2017    2.9/5 trong 33 lượt 
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ nhà hàng, dịch vụ ăn uống theo nghị định 78/2015/NĐ-CP. Cách giải quyết các vướng mắc khi đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh nhất và đáp ứng đủ các điều kiện khi kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh nhà hàng, quán ăntheo luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 bao gồm: Thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép con cho nhà hàng. Cách đặt tên doanh nghiệp, lựa chọn mức vốn điều lệ và lựa chọn địa chỉ trụ sở chính có những yêu cầu đặc biệt nào cần quan tâm.
 
Những điểm mới trong việc quản lý doanh nghiệp có thể hữu ích cho các bạn khi lựa chọn thông tin để thành lập doanh nghiệp
 
- Công ty dự định thành lập được phép đăng ký nhiều người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật phải nắm giữ một trong các chức vụ: Giám đốc / Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty/ Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch hội đồng quản trị.
 
- Trụ sở chính doanh nghiệp không được đăng ký tại chung cư, nhà tập thể hoặc nhà dân không được xây dựng hợp pháp.
 
- Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty cổ phẩn vẫn được nắm giữ vai trò Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty khác.
 
- Khi thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh liên quan đến thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần thì danh sách cổ đông mới không được cập nhật đủ trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
 
- Doanh nghiệp vốn nước ngoài, công ty liên doanh vẫn phải làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
 
Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh nhà hàng, dịch vụ ăn uống
 
Công ty kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống phải xin đủ các loại giấy phép con trước khi tiến hành kinh doanh. Các loại giấy phép con bao gồm
 
1. Giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
 
2. Giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho kho chứa thực phẩm (Địa điểm làm kho chứa hàng phải là địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty);
 
3. Giấy phép bán lẻ bia rượu đối với công ty có kinh doanh bia rượu;
 
4. Giấy phép bán lẻ thuốc lá đối với công ty có bán lẻ thuốc lá;
 
Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty
 

1. Xác định thông tin dự định đăng ký

 
Thủ tục thành lập công ty yêu cầu người thực hiện chuẩn bị trước các thông tin mong muốn được ghi nhận trên Giấy phép đăng ký kinh doanh (Đồng thời là giấy chứng nhận mã số thuế). Thông tin bao gồm: Tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, tên người đại diện theo pháp luật và chức danh của người này, tên các thành viên/ cổ đông của công ty. Một số gợi ý trong việc lựa chọn thông tin bao gồm:
 
1.1 Lựa chọn tên công ty
 
- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây:
 
+ Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
 
+ Tên riêng của doanh nghiệp.
 
- Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó
 
1.2 Trụ sở công ty: Trụ sở công ty không được đặt tại chung cư, nhà tập thể và các địa điểm không có chức năng sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
 
1.3 Ngành nghề kinh doanh
 
- Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh.
 
Nội dung cụ thể của các phân ngành trong ngành kinh tế cấp bốn được thực hiện theo Quy định về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
 
Việc mã hóa ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa trong công tác thống kê.
 
Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
 
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
 
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
 
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới.
 
- Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ. Nghiêm cấm việc ban hành và quy định không đúng thẩm quyền về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
 
- Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng và việc sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
 

2. Hồ sơ cần cung cấp

 
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
 
- Điều lệ công ty;
 
- Danh sách người ủy quyền nếu có;
 
- Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập công ty (Áp dụng cho việc thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
 
- Bao gồm bản sao công chứng CMTND/ Hộ chiếu còn hiệu lực của tất cả các thành viên/ cổ đông công ty dự kiến thành lập.
 
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Đối với công ty liên doanh, công ty vốn nước ngoài);
 
- Xác nhận tạm trú của người đại diện theo pháp luật khi doanh nghiệp đăng ký người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài;
ATV Media