0908.326.779 - 0906.362.707
 

Tăng nặng xử phạt ATTP sau ngày 20/10

16/10/2018    4.6/5 trong 5 lượt 
Tăng nặng xử phạt ATTP sau ngày 20/10
Không cảnh cáo, nhắc nhở với các hành vi vi phạm quy định về ATTP mà sẽ xử phạt lên tới 100 triệu đồng.

Từ ngày 20/10, Nghị định 115/2018 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (thay thế Nghị định 178/2013) sẽ có hiệu lực. Nghị định 115 quy định phạt tiền và tăng mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về ATTP, không quy định phạt nhắc nhở hay cảnh cáo.

Tang nang xu phat ATTP sau ngay 20/10
Sẽ không còn nhắc nhở, cảnh cáo vi phạm ATTP

Mức phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, có những hành vi vi phạm không quy định mức tiền phạt theo tỷ lệ phần trăm tổng giá trị hàng hóa vi phạm, nay mức xử phạt lên đến gấp 2 lần tổng giá trị hàng hóa.

Ví dụ, với giá trị thực phẩm được chế biến từ nguồn nguyên liêu là động vật chưa kiểm tra vệ sinh thú y, mức xử phạt cũ là phạt tiền từ 80-100% tổng giá trị thực phẩm đó, nay theo quy định tại Nghị định 115, mức phạt cao nhất lên gấp đôi giá trị lô thực phẩm.

Các mức phạt được quy định cụ thể:

Phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng (quy định hiện hành là 300.000 - 500.000 đồng) đối với một trong các hành vi kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau:

Không có bàn, tủ, thiết bị, dụng cụ,…đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn, thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Phạt tiền từ 1 triệu - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, chứa đựng trực tiếp thực phẩm không bảo đảm an toàn, người đang mắc bệnh mà theo quy định không được trực tiếp kinh doanh thức ăn, sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống…

Nghị định quy định phạt tiền từ 80 triệu đồng - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép.

Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;...

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định bổ sung mức phạt tiền tối đa đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm,  tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm.

Bên cạnh đó còn có hình phạt bổ sung như buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc thu hồi thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.

Tổng Cục Hải quan nhanh chóng chuẩn bị cho Nghị định 115

Để nhanh chóng thực hiện đúng Nghị định 115 khi bắt đầu có hiệu lực, Tổng cục Hải quan vừa có yêu cầu đến hải quan các địa phương và các Cục tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm ATTP.

Về việc ủy quyền Nhập khẩu, các tổ chức, cá nhân được ủy quyền được phép sử dụng Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp ATTP còn hiệu lực do các tổ chức/ cá nhân đứng tên công bố sản phẩm ủy quyền.

Giấy chứng nhận tương đương quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP là Giấy chứng nhận cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý ATTP dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis van Critical Control Points- HACCP) hoặc những cơ sở sản xuất thực phẩm tại nước Xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, ATTP khác bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được công nhận của chính quốc gia đó thì Giấy chứng nhận đó có giá trị tương đương.

Tuy vậy, theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện tại chưa có văn bản nào quy định về vấn đề này nên chỉ có thể xem xét cụ thể loại chứng nhận được xuất trình kèm theo hồ sơ đăng ký Nhập khẩu để đánh giá và kết luận

Cúc Phương