0908.326.779 - 0906.362.707
 

Tăng cường ngăn chặn hàng giả xuất xứ thương hiệu việt

06/09/2017    4.6/5 trong 5 lượt 
Tăng cường ngăn chặn hàng giả xuất xứ thương hiệu việt
Với việc hàng hóa giả xuất xứ, thương hiệu Việt trà trộn vào nước ta không chỉ làm ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa trong nước, đánh lừa người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong nước, chính sách ưu đãi của nhà nước bị lạm dụng, gây thất thu. Để ngăn chặn tình trạng này, những năm qua Lạng Sơn đã tăng cường nhiều biện pháp và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định

Trên 15.000 chiếc bóng đèn Led tiết kiệm điện giả nhãn hiệu Sasuke nhập lậu vừa được lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn phát hiện, bắt giữ. Trong khi trên vỏ bao bì có ghi đầy đủ thông tin của sản phẩm, mã vạch, tên công ty sản xuất và trang web của công ty là Công ty Cổ phần truyền thông Vinaco. Tại thời điểm bắt giữ lô hàng, khi kiểm tra mã vạch trên bao bì đã cho kết quả đúng, tuy nhiên khi phóng viên gọi đến các số điện thoại in trên bao bì sản phẩm và trên trang Web của Công ty Cổ phần truyền thông Vinaco thì đều bất thành.

Thời gian qua, các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã bắt giữ được nhiều vụ là hàng hóa giả xuất xứ Việt Nam thẩm thấu vào nội địa bằng con đường nhập lậu hoặc nhập khẩu. Nhiều sản phẩm hàng hóa đăng ký sản xuất ở trong nước đã có thương hiệu uy tín được người tiêu dùng tin dùng đã bị đặt hàng sản xuất tại nước bạn Trung Quốc, thậm chí in sẵn xuất xứ, nhãn hàng Việt Nam, sau đó được trà trộn nhập vào nội địa. Theo số liệu thống kê, trong năm 2016, Lạng Sơn đã phát hiện 99 vụ hàng giả xuất xứ, nhãn hiệu Việt, và chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, cũng đã phát hiện, xử lý 34 vụ hàng giả xuất xứ, thương hiệu Việt. Chủ yếu là các mặt hàng gia dụng như: Nồi cơm điện NewCook, khóa Việt Tiệp, ống nước Tiền Phong, vỏ thuốc nhãn hiệu Thái Dương... và cả những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao như: Bóng đèn Rạng Đông, bóng đèn Led tiết kiệm điện Sasuke. 

Thương hiệu Việt có dấu hiệu bị làm giả trà trộn vào thị trường

 

Ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hữu Nghị cho biết: "Qua công tác thực hiện HQ, những năm gần đây, đối với ktra hàng hóa XNK, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu, có hiện tượng 1 số DN sư dụng giả xuất xứ hàng hóa, đặc biệt lquan đến 1 số mặt hàng gia dụng: nồi cơm, ấm siêu tốc. Sản phẩm thì được sản xuất tại TQ, nhưng ghi xuất xứ tại VN."

Hàng hóa giả xuất xứ, thương hiệu Việt trà trộn vào nước ta không chỉ làm ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa trong nước, đánh lừa người tiêu dùng bằng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong nước, chính sách ưu đãi của nhà nước bị lạm dụng, gây thất thu.

Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Trong quá trình kiểm tra kiểm soát, khi xác định được hàng hóa giả nguồn gốc xuất xứ, giả mã vạch, chúng tôi cũng gặp 1 số khó khăn. Thứ nhất là khi xác minh với DN, các DN đều ko hợp tác, cũng ko cung cấp sp thật. Một số địa chỉ ghi trên bao bì hàng hóa thì không có các DN sản xuất mặt hàng đó."

Để bảo vệ sản phẩm, thương hiệu Việt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, thì chính các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghiêm việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch các thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng, kênh phân phối. Và đặc biệt, phải đẩy mạnh việc phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xác minh, điều tra.

ANTV