0908.326.779 - 0906.362.707
 

Kiểm nghiệm nước đá để làm hồ sơ Công bố hợp quy

18/01/2017    4.15/5 trong 11 lượt 
Kiểm nghiệm nước đá để làm hồ sơ Công bố hợp quy
Để có được giấy thông hành này, cơ sở sản xuất nước đá phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, phiếu kiểm nghiệm nguồn nước nguyên liệu và kiểm nghiệm thành phẩm nước đá đạt yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do Bộ Y Tế ban hành
Nước đá dùng liền: là nước đá được sản xuất từ nước đạt yêu cầu dùng cho ăn uống, được đóng gói, cung cấp để ăn uống trực tiếp. Nước đá dùng liền không bao gồm các loại nước đá được sản xuất để bảo quản thực phẩm hoặc dùng cho các mục đích khác.
Là loại sản phẩm được con người dùng trực tiếp để ăn, uống hoặc bảo quản thực phẩm, nước đá phải đạt chất lượng ở mức độ đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng
Theo quy chuẩn về nước đá dùng liền, sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường phải đăng ký chất lượng nước đá thành phẩm tại cơ quan quản lý và được cấp giấy tiếp nhận công bố hợp quy. Để có được giấy thông hành này, cơ sở sản xuất nước đá phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, phiếu kiểm nghiệm nguồn nước nguyên liệu và kiểm nghiệm thành phẩm nước đá đạt yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do Bộ Y Tế ban hành.
Dựa vào QCVN 10:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền, chúng tôi đã xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho nước đá thành phẩm như sau

Yêu cầu hóa học được quy định như sau:

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa
1. Clor dư, mg/l 5

Các chỉ tiêu vi sinh vật trong nước đá dùng liền được quy định như sau:

Theo các chuyên gia y tế, sử dụng nước nhiễm vi sinh (E.coli và Coliforms, Feacal streptoccoc) có thể gây bệnh về đường ruột, tiêu chảy cấp, một số có thể gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết. Pseudomonas aeruginosa (còn gọi trực khuẩn mủ xanh) nếu xâm nhập vào phổi, thận, đường tiết niệu… sẽ gây chết người.

Kiểm tra lần đầu:

Tên chỉ tiêu Lượng mẫu Yêu cầu
1. E. coli hoặc coliform chịu nhiệt 1 x 250 g Không phát hiện được trong bất kỳ mẫu nào
2. Coliform tổng số 1 x 250 g Nếu số vi khuẩn (bào tử) ≥1 và ≤ 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai.

Nếu số vi khuẩn (bào tử) >2 thì loại bỏ.

3. Streptococci feacal 1 x 250 g
4. Pseudomonas aeruginosa 1 x 250 g
5. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 1 x 50 g

Kiểm tra lần thứ 2:

Nước đá nhiễm vi sinh gây ngộ độc và nhiều nguy cơ mắc các bệnh tật mạn tính, trong đó có ung thư.

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa cho phép

(Trong 1 g sản phẩm)

n 1) c 2) m 3) M 4)
1. Coliform tổng số 4 1 0 2
2. Streptococci feacal 4 1 0 2
3. Pseudomonas aeruginosa 4 1 0 2
4. Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 4 1 0 2
Trong đó:

1)  n: số đơn vị mẫu tối thiểu phải kiểm tra.

2)  c: số đơn vị mẫu tối đa được chấp nhận khi phát hiện nhiễm vi sinh vật lớn hơn m và nhỏ hơn M.

3m: mức giới hạn tối đa vi sinh vật có thể được chấp nhận trong một đơn vị mẫu.

4M: là mức giới hạn tối đa vi sinh vật mà không mẫu nào được phép vượt quá.

Nước đá bẩn rất nguy hiểm cho người dùng vì được sử dụng trực tiếp, không qua bất kỳ khâu sơ chế, chế biến nào. Do đó, để thực hiện Công bố hợp quy nước đá theo quy định của Nhà Nước thì ngoài kiểm nghiệm nước đá thành phẩm (theo QCVN 10:2011/BYT), doanh nghiệp còn phải kiểm nghiệm nguồn nước nguyên liệu (theo  QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống bao gồm 109 chỉ tiêu).

Việc phải kiểm nghiệm với số lượng chỉ tiêu quá lớn sẽ dẫn đến việc mất nhiều thời gian để chờ đợi kết quả hơn nữa chi phí kiểm nghiệm cũng không phải là ít. Vì thế, dựa vào từng nguồn nước nguyên liệu mà doanh nghiệp có thể giảm bớt một vài chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc kiểm nghiệm nhưng vẫn đảm bảo đúng theo yêu cầu của Bộ Y Tế.

Ngoài ra, phương pháp lấy mẫu cũng rất quan trọng trong việc cho ra kết quả chính xác, tránh các yếu tố gây ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật của mẫu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện đúng được.

Do đó, để được hướng dẫn cụ thể quy cách lấy mẫu và bảo quản mẫu đúng cách, đồng thời tối ưu chi phí kiểm nghiệm nước đá hãy gọi ngay cho chúng tôi

ATV Media