0908.326.779 - 0906.362.707
 

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị khi xin giấy phép thực phẩm là gì?

15/05/2017    4.86/5 trong 308 lượt 
Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị khi xin giấy phép thực phẩm là gì?
Giấy phép thực phẩm là một trong những giấy tờ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nào cũng cần phải có. Tuy nhiên khá nhiều người vẫn gặp những trục trặc khi xin giấy phép an toàn thực phẩm và không biết nên chuẩn bị những hồ sơ gì. Dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn những hồ sơ cần chuẩn bị khi xin giấy phép thực phẩm để các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh có thể nắm rõ hơn.

Theo quy định của pháp luật thì các đơn vị và các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Để có thể làm thủ tục thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm được đóng thành quyển bao gồm những giấy tờ như sau:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đơn này theo mẫu)
- Bản sao có xác nhận của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm
- Bản trình bày về cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị và dụng cụ đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. Bao gồm có:
+ Một bản sơ đồ về mặt bằng của  cơ sở và khu vực xung quanh
+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hay là những quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị, dụng cụ cơ sở.
- Giấy xác nhận tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở cũng như những người trực tiếp thực hiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Đối với những cơ sở dưới 30 người thường chỉ cần bản sao giấy xác nhận, đối với những cơ sở có từ 30 người trở lên thì cần nộp kèm với anh sách những người được tập huấn, danh sách này có xác nhận của cơ sở.
- Giấy xác nhận chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất có đủ sức khoẻ; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính với một số  bệnh về đường ruột của những người trực tiếp sản xuất thực phẩm nếu như vùng có dịch bệnh. Đối với những cơ sở dưới 30 người thì cần nộp bản sao có giấy xác nhận, còn đối với những cơ sở có 30 người trở lên thì cần nộp danh sách kết quả xét nghiệm của những người trực tiếp tham gia sản xuất và chủ cơ sở.

1. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu như thế nào?

- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được định nghĩa là một loại giấy chứng nhận một cơ sở nào đó có đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay không? Điều kiện này được đưa ra bởi một cơ quan chức năng có có thẩm quyền của nhà nước.
- Không phải bất cứ đơn vị cơ sở nào cũng cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh các loại thực phẩm bao bì đóng gói sẵn không theo điều kiện bảo quản đặc biệt hay đối với những người bán hàng rong thì không cần phải xin loại giấy phép này. Đối với một số cơ sở hoạt động kinh doanh cần bắt buộc phải có giấy tờ này mới có thể được phép hoạt động.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là một trong những vấn đề hết sức nghiêm trọng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Thực phẩm bẩn, ôi thiu kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người và sự phát triển của toàn xã hội. Vì vậy, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có nghĩa là cơ sở của bạn đã có lời cam kết với khách hàng rằng sản phẩm mà bạn đang cung cấp là sản phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và có chất lượng đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

2. Tầm quan trọng của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với mỗi cá nhân, tổ chức và cơ quan khác nhau thì giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có những tầm quan trọng khác nhau:
- Với doanh nghiệp thì giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chính là bản cam kết chứng minh sản phẩm mà họ cung cấp đảm bảo với sức khỏe người dùng.
- Với nhà nước giấy chứng nhận trên chính là bản pháp lý để doanh nghiệp, cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như thực hiện chỉ thị chính sách mà pháp luật đưa ra về an toàn thực phẩm.

3. Xét duyệt hồ sơ

- Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.
- Trong 10 ngày tiếp theo, đoàn cơ quan sẽ cử người kiểm tra cơ sở.
- Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cục an toàn thực phẩm sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 2 năm.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần tư vấn và giải đáp thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây
ATV Media