0908.326.779 - 0906.362.707
 

Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020

09/07/2022    5/5 trong 506 lượt 
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
HACCP - Dịch vụ tư vấn HACCP Codex - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn rất ưa chuộng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm. ATVCONSULT cam kết mang đến cho quý khách hàng giá trị tốt nhất.
Có thể nhận thấy sau Nghị định 15/2018 được áp dụng, doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm như HACCP/ ISO 22000 vào sản xuất. Giá trị thực tiễn mà các tiêu chuẩn này đem đến cũng rất rõ ràng
- Giấy chứng nhận được công nhận, thừa nhận rộng rãi. Có giá trị pháp lý thay thế chứng nhận ATTP do cơ quan chức năng quản lý
- Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm.
- Là điều kiện để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động tự công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu hàng hóa nông sản
- Có lợi thế cạnh tranh trong đấu thầu và mở rộng thị phần.
- Quy trình cấp giấy chứng nhận nhanh gọn, thời gian rõ ràng, chi phí tiết kiệm.
- Giấy chứng nhận truy xuất nguồn gốc bằng mã QR-CODE.
- Làm căn cứ xem xét chế độ giảm kiểm tra đối với lô sản phẩm.
tư vấn haccp codex

I. HACCP CODEX 2020 LÀ TIÊU CHUẨN GÌ?

1. HACCP là gì?

- HACCP - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát giới hạn là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá và kiếm soát được các mối nguy để đưa ra được biện pháp phòng ngừa, từ đó xây dựng được một hệ thống giám sát an toàn thực phẩm.
- Những mối nguy bao gồm những nguy hiểm tồn tại từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào, công tác chế biến, sản xuất thành phẩm và đóng gói có khả năng tác động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

2. Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn HACCP?

- Tiêu chuẩn HACCP một trong những công cụ cơ bản trong việc quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Đây là tiêu chuẩn được áp dụng đối với tất cả từ các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, hay trong phân phối cho đến các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như các sản phẩm mới.
- Những mối nguy được đề cập đến trong tiêu chuẩn HACCP bao gồm những nguy hiểm tồn tại từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào, chế biến, sản xuất thành phẩm và đóng gói, như các tác nhân hóa học, sinh học hay vật lý học có khả năng tác động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

3. Giấy chứng nhận HACCP là gì?

- Là văn bản xác nhận doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắc được HACCP đặt ra. Giấy chứng nhận HACCP phải do một tổ chức uy tín cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện thông qua hoạt động đánh giá và thẩm xét hồ sơ đánh giá.
- Giấy chứng nhận HACCP có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày cấp. Nếu doanh nghiệp đã có chứng nhận ISO 22000 thì không cần thiết phải xin chứng nhận HACCP nữa hoặc ngược lại.

4. Lợi ích của chứng nhận HACCP

- Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp.
- Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo niềm tin và thu hút thêm khách hàng, đối tác, nhà phân phối và các bên liên quan khác.
- Cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
- Xem xét/miễn giảm các cuộc kiểm tra khi đã có giấy chứng nhận.

5. Đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn HACCP

- Doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy hải sản...
- Cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn công nghiệp, thực phẩm, những khu chế xuất.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn hoặc liên quan đến thực phẩm.

II. THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HACCP CODEX 2020:

Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận HACCP gồm có:

1. Tài liệu đánh giá sơ bộ

- Đơn đăng ký chứng nhận HACCP theo mẫu của tổ chức chứng nhận;
- Kế hoạch HACCP của doanh nghiệp;
- Các tài liệu và hồ sơ liên quan đến việc áp dụng Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn thực tế.

2 Tài liệu đánh giá chứng nhận HACCP chính thức

- Kế hoạch HACCP và các tài liệu liên quan đến hệ thống HACCP;
- Thủ tục và chỉ dẫn về công việc;
- Mô tả sản phẩm chi tiết (bước 2 của quy trình áp dụng hệ thống HACCP);
- Các tài liệu liên quan đến quá trình giám sát, kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa…;
- Bảng hỏi kiểm định về hệ thống HACCP.

3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận HACCP được đánh giá bởi các chuyên gia:

- Đăng ký chứng nhận.
- Đánh giá giai đoạn 1 (đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống để đáp ứng các tiêu chuẩn trong hệ thống HACCP).
- Đánh giá gia đoạn 2 (Đánh giá cấp chứng nhận).
- Thẩm xét hồ sơ.
- Cấp giấy chứng nhận (trao giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm).
- Đánh giá giám sát định kỳ (không quá 12 tháng/lần).
- Đánh giá chứng nhận lại sau 03 năm
dịch vụ tư vấn haccp codex 2020

III. QUY TRÌNH TƯ VẤN & ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HACCP CODEX 2020:

Chứng chỉ HACCP chứng minh rằng các tổ chức đã thực hiện một hệ thống quản lý ATTP bền vững. Doanh nghiệp đã thiết lập một chương trình giám sát các mối nguy (ATTP).

* Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin cơ bản về Doanh nghiệp trong Bảng đăng ký. Bảng đăng ký cho phép ATVCONSULT hiểu biết về cơ sở của bạn và các quá trình liên quan đến Hệ thống Quản lý ATTP của bạn. Điều này cho phép ATVCONSULT chọn đánh giá viên với kinh nghiệm phù hợp với Doanh nghiệp. Nó cũng cho phép ATVCONSULT xác định phạm vi và thời gian đánh giá.

* Bước 2: Ký hợp đồng và bắt đầu bằng một cuộc đánh giá sơ bộ phần cứng & quy trình sản xuất thực tế tại cơ sở

Điều này cho phép ATVCONSULT đánh giá mức độ hoặc hoàn thiện việc triển khai hệ thống của Doanh nghiệp. Kết quả của việc đánh giá sơ bộ sẽ là một danh sách các hạng mục cần được xây dựng và thực hiện trước khi tư vấn, đánh giá Chứng nhận.

* Bước 3 : Tiến hành đánh giá chứng nhận HACCP

Giai đoạn 1 – Tư vấn, đánh giá sự sẵn sàng của Doanh nghiệp ATVCONSULT tập trung vào những phần chính của hệ thống, xem xét các thủ tục, địa điểm đánh giá.
Giai đoạn 2 – Đánh giá chứng nhận HACCP sẽ đánh giá toàn diện về Hệ thống Quản lý HACCP. Đánh giá bao gồm tất cả các điều khoản của tiêu chuẩn HACCP. Mục đích của cuộc đánh giá này là xác định xem liệu Hệ thống Quản lý ATTP có được thực hiện đầy đủ và có hiệu lực tại Doanh nghiệp.

* Bước 4: Hoàn thành khắc phục các điểm không phù hợp (nếu cần)

Nếu có bất kỳ sự không phù hợp nào được xác định, cơ sở của bạn sẽ phải thực hiện khắc phục bao gồm: cung cấp nguyên nhân gốc rễ, hành động khắc phục và xác minh để cho phép đóng các điểm không phù hợp.

* Bước 5: Cấp giấy chứng nhận HACCP Codex 2020

Nếu không có sự không phù hợp hoặc một khi những sự không tuân thủ này đã được xử lý xong. Báo cáo đánh giá đầy đủ, chứng chỉ sẽ được ban hành.

* Bước 6: Hỗ trợ các tư vấn sau khi có chứng nhận

- Công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018 để lưu hành
- Đăng ký mã số mã vạch để quản lý sản phẩm, đưa vào siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm
- Đăng ký bảo hộ thương hiệunhãn hiệu, logo, bao bì thiết kế, ý tưởng kinh doanh, tác phẩm…
- Cung cấp tem chống hàng giả Bộ Công An sản xuất tạo uy tín sự yên tâm cho người tiêu dùng
- Tư vấn khi có đoàn thanh tra, hậu kiểm…

IV. DỊCH VỤ TƯ VẤN HACCP COEX 2020 CỦA ATV CONSULT:

- Chỉ định người đầu mối phụ trách công tác liên hệ, triển khai HACCP tại đơn vị.
- Sắp xếp thời gian, nguồn lực cần thiết phối hợp trong các đợt làm việc của đoàn chuyên gia ATV CONSULT
- Phân công trách nhiệm các nhân sự thực hiện dự thảo, xây dựng hệ thống văn bản và thực hiện áp dụng.
- Cải thiện một số điều kiện cơ sở hạ tầng nhà máy nhằm nâng cao hiệu suất quá trình, giảm thiểu các rủi ro.
- Phối hợp hiệu quả và tương tác thường xuyên với văn phòng ATV CONSULT để đảm bảo đáp ứng tiến độ đề ra

1. Về phần cứng (Cơ sở vật chất, trang thiết bị):

- Yêu cầu về nhà, xưởng và phương tiện chế biến: Yêu cầu này đỏi hỏi khi xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm cần phải xem xét đến vị trí sao cho phù hợp với một cơ sở chế biến thực phẩm phải sạch sẽ thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường, không đặt ở những nơi có môi trường không lành mạnh .v.v.
- Qui định về các yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng như: Xử lý nước thải, sản phẩm phụ, bảo quản hoá chất gây hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và đồ dùng các nhân

2. Về phần mềm (Quy trình, hồ sơ, tài liệu):

- Kiểm soát quá trình chế biến: Kiểm tra tất cả mọi hoạt động phải thực hiện theo nguyên tắc vệ sinh cơ bản của GMP, phải có các biện pháp kiểm soát chất lượng sao cho các điểm kiểm soát quan trọng được kiểm soát trong suốt quá trình chế biến. Thực hiện các biện pháp đề phòng sản phẩm bị nhiễm bẩn, thử các chỉ tiêu vi sinh hoá học, tạp chất ở khâu cần thiết để xác định nguy cơ gây nhiễm. Các sản phẩm bị nhiễm bẩn hay biến chất phải bị loại bỏ hoặc được xử lý để giảm bớt độc chất.
- Yêu cầu về con người: Đối với cơ sở chế biến thực phẩm thì yêu cầu đối với con người khi tuyển vào làm việc là hết sức quan trọng. Nhất thiết phải kiểm tra sức khỏe  ( về thể lực, trí lực và bệnh tất) của tất cả mọi người , đặc biệt với những công nhân tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm để tránh lây bệnh truyền nhiễm. Phải đưa ra những qui định trong việc khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân viện như khám  định kỳ để đảm bảo chỉ có những người có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ mới được tiếp tục làm việc trong cơ sở sản xuất thực phẩm .Phải thường xuyên giáo dục cho các cán bộ công nhân viên trong cơ sở mình biết giữ gìn sức khoẻ và vệ sinh các nhân để đảm bảo các yêu cầu đã đề ra.
- Kiểm soát khâu bảo quản và phân phối: Đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyến và bảo quản sao cho thành phẩm phải đảm bảo để tránh nhiễm bẩn thực phẩm bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh. . . và không làm phân huỷ thực phẩm.
tư vấn haccp codex

*** Trong quá trình triển khai thực hiện dịch vụ, chúng tôi luôn áp dụng nguyên tắc "GIẢI PHÁP TỐT NHẤT" để giải quyết các vấn đề và đưa ra giải pháp tư vấn quản lý toàn diện giúp khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong hệ thống quản lý một cách nhanh chóng, thích hợp hoặc những vấn đề khó khăn hơn mà tổ chức của bạn đang gặp phải.

V. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TIẾP CẬN TIÊU CHUẨN HACCP CODEX 2020:

1. Thời gian thực hiện tư vấn HACCP nhanh nhất là bao lâu?

Trả lời: Thời gian tư vấn, đào tạo đánh giá nhanh nhất là 02 tháng

2. Chứng nhận HACCP có thay thế được Giấy phép đủ điều kiện ATTP không?

Trả lời: Theo nghị định 15/2018 NĐ-CP, giấy chứng nhận HACCP sẽ thay thế được Giấy phép đủ điều kiện ATTP

3. Đánh giá HACCP có yêu cầu về điều kiện nhà xưởng không?

Trả lời: Yêu cầu nhà xưởng sạch sẽ, bố trí quy trình sản xuất 01 chiều, các khu vực được tách biệt và phù hợp

4. Chứng nhận HACCP thể hiện được điều gì?

Trả lời: Chứng tỏ quy trình sản xuất đạt yêu cầu ATTP và thoả nãn nhu cầu khách hàng và xã hội

5. Dịch vụ tư vấn có bảo đảm đạt chứng nhận không? Có làm ở tỉnh xa không?

Trả lời: ATV cung cấp dịch vụ trọn gói và cam kết chất lượng dịch vụ. Không ngại xa và có cung cấp ở các tỉnh thành

6. Chứng nhận HACCP Codex có bắt buộc không?

Trả lời: HACCP chưa bắt buộc áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên chứng nhận HACCP có thể thay thế giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP là bắt buộc với doanh nghiệp thực phẩm muốn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới.

7. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 và Hệ thống HACCP có giống nhau không? Nếu doanh nghiệp đã có ISO 22000 thì có cần HACCP không?

Trả lời: Hai hệ thống này có nhiều điểm giống nhau và đều hướng đến mục tiêu giúp doanh nghiệp chế biến/sản xuất thực phẩm kiểm soát được những nguy cơ từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sản xuất, thu hoạch, đóng gói và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. ISO 22000 và HACCP đều yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện theo 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm.
- Phân tích mối nguy.
- Xác định điểm kiểm soát tới hạn.
- Thiết lập giới hạn cho các điểm kiểm soát tới hạn.
- Thiết lập quy trình giám sát các điểm kiểm soát tới hạn.
- Thiết lập hành động khắc phục.
- Thiết lập thủ tục xác minh.
- Thiết lập hệ thống lưu trữ hồ sơ.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn ISO 22000 hơn vì tiêu chuẩn của ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, thậm chí còn hoàn thiện thêm hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện mọi mặt và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn giữa ISO 22000 để nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

8. Tại sao doanh nghiệp lại cần HACCP?

Trả lời: Doanh nghiệp về nông nghiệp, đặc biệt trong ngành thực phẩm rất cần HACCP vì nó ưu tiên và kiểm soát các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong quá trình sản xuất thực phẩm (vi sinh vật có hại, hóa chất, ô nhiễm, mối nguy vật lý...). Có HACCP, doanh nghiệp có thể cam kết với khách hàng và người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình an toàn theo quy định, giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tăng cường bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

9. Bí quyết lựa chọn tổ chức chứng nhận HACCP uy tín?

Trả lời: Tổ chức/doanh nghiệp cần lưu ý khi tìm kiếm và lựa chọn tổ chức chứng nhận HACCP là không phải tất cả các tổ chức chứng nhận đều được CÔNG NHẬN.
Hiện Việt Nam có hơn 90 tổ chức đã đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ.
Dấu hiệu nhận biết tổ chức chứng nhận uy tín:
- Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận theo lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận.
- Tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định).
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ chứng nhận HACCP Codex 2020
Dịch vụ  tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ chứng nhận ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế
Dịch vụ chứng nhận ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế
ATV CONSULT