0908.326.779 - 0906.362.707
 

Dịch vụ trọn gói công bố thực phẩm thường trong nước và nhập khẩu (Mới nhất)

29/04/2020    4.91/5 trong 111001 lượt 
Dịch vụ trọn gói công bố thực phẩm thường trong nước và nhập khẩu (Mới nhất)
Công bố thực phẩm thường, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thủ tục quan trọng bắt buộc phải có đối với sản phẩm thực phẩm trước khi đưa ra thị trường. ATV là đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ dịch vụ công bố đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp

I. TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN CÔNG BỐ THỰC PHẨM?

Theo quy định của pháp luật, Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành một số điều cuả Luật An toàn vệ sinh thực phẩm quy định Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Công bố thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh. Việc công bố thực phẩm giúp sản phẩm dịch vụ được lưu thông dễ dàng, tạo lòng tin cho khách hàng về sản phẩm vì có sự kiểm nghiệm, đảm bảo của cơ quan kiểm tra có thẩm quyền, giúp các nhà sản xuất thuận lợi mở rộng thị trường và thuyết phục khách hành tin tưởng, chấp nhận sản phẩm của nhà sản xuất. Công bố thực phẩm ngoài việc đảm bảo về mặt chất lượng cho người tiêu dùng, khi thực hiện Công bố sản phẩm thành công, doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ thuận lợi trong quá trình làm việc với nhà nước, cơ quan chức năng khi có đoàn kiểm tra.

Khi thực hiện công bố sản phẩm thực phẩm, doanh nghiệp thường gặp những khó khăn vướng mắc như:

- Doanh nghiệp không biết bắt đầu thủ tục công bố thực phẩm từ đâu, không biết sản phẩm thực phẩm của mình thuộc đối tượng công bố nào?
- Doanh nghiệp không biết chi tiết hồ sơ công bố thực phẩm ra sao? Không biết bổ sung hồ sơ như thế nào?
- Doanh nghiệp không biết kiểm nghiệm những chỉ tiêu gì của thực phẩm và thực hiện việc kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu?
- Doanh nghiệp không biết chi phí công bố thực phẩm là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp không biết cơ quan quản lý thẩm xét hồ sơ công bố thực phẩm là cơ quan nào?
Dịch vụ trọn gói công bố thực phẩm thường trong nước và nhập khẩu

Với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Trung tâm tư vấn
chất lượng ATV cung cấp dịch vụ hỗ trợ Các thủ tục công bố thực phẩm:

- Công bố thực phẩm chức năng/ Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu;
- Công bố thực phẩm chức năng/ Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước;
- Công bố phụ gia thực phẩm
- Công bố bao bì thực phẩm
công bố thực phẩm thường

II. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM THƯỜNG

Bước 1: Kiểm nghiệm thực phẩm

- Trước khi tiến hành thủ tục, doanh nghiệp cần gửi mẫu thực phẩm mới các Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận để kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn. Thời gian thử nghiệm trung bình khoảng 7-15 ngày tùy từng chỉ tiêu.
- Việc xác định chính xác các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm là vô cùng quan trọng. Nó quyết định tính hợp pháp của hồ sơ công bố đồng thời giảm thiểu các chi phí không đáng có trong việc thử nghiệm thừa chỉ tiêu. Vì vậy việc xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm phải được tham khảo tư vấn chuyên môn từ các chuyên viên, chuyên gia tư vấn.

Bước 2: Xây dựng hồ sơ công bố thực phẩm

- Đối với nhóm sản phẩm bao gồm: Thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sẽ phải xây dựng hồ sơ tự công bố thực phẩm theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đăng ký kinh doanh);
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm

Đối với nhóm sản phẩm bao gồm: 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng y học, Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định sẽ phải xây dựng hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường

Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố thực phẩm

- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
- Hồ sơ công bố theo quy định có thể được thực hiện theo một trong hai hình thức là nộp trực tuyến trên hệ thống hoặc nộp trực tiếp tại bộ phân một cửa của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp nên ủy quyền cho các đơn vị hỗ trợ thủ tục thực hiện việc nộp hồ sơ, điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức đi lại, không những vậy các thủ tục này cũng có thể được theo dõi, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ.

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

III. LỢI THẾ KHI CÔNG BỐ SẢN PHẨM TẠI ATV:

- Báo giá trọn gói dịch vụ, tư vấn tận tâm mọi phương diện về lưu hành sản phẩm
- Thời gian nhận Phiếu công bố thực phẩm nhanh chóng - Thời gian này còn có thể tiếp tục rút ngắn tùy thuộc vào tài liệu cung cấp của doanh nghiệp quý khách.
tel tư vấn miễn phí iso
  Dịch vụ trọn gói công bố thực phẩm thường trong nước và nhập khẩu 
ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT