
Hôm nay (30/8), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức lễ trao giấy chứng nhận hội viên cho hơn 30 doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức chương trình tập huấn HS 2017, giới thiệu tới về AHTN 2017 tới doanh nghiệp

Sáng 24/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã khai mạc hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới; vấn đề hàng giả vi phạm nhãn hiệu, do Nhóm chuyên gia về quyền sở hữu trí tuệ (IPEG) tổ chức.

Theo các chuyên gia luật và những người khởi nghiệp thành công, nếu không hiểu rõ về pháp lý khi khởi nghiệp thì dễ dẫn đến hậu quả khó lường

Nông nghiệp công nghệ cao mà không xây dựng được thương hiệu thì nông sản Việt mãi mãi vẫn chỉ mượn tên, xuất thô, lợi nhuận thấp

Tối ngày 7/8, tỉnh Hưng Yên tổ chức khai mạc Lễ hội tôn vinh nhãn lồng - Hội chợ đặc sản vùng miền năm 2017. Đây là lần đầu tiên tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ hội này nhằm quảng bá loại đặc sản tiến vua, vốn nổi tiếng vùng đất Phố Hiến xưa

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Cam Bắc Tân Uyên”, “Bưởi Bắc Tân Uyên”. Kết quả này cho thấy, cây ăn trái có múi ở huyện Bắc Tân Uyên đã dần trở thành một thương hiệu nổi tiếng, thu hút thương lái gần xa tìm về thu mua đem đi tiêu thụ khắp mọi miền đất nước.

Thời gian qua, đã có rất nhiều tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý… Mặc dù Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp lý tương đối hoàn thiện về SHTT, nhưng vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý

Những năm gần đây, mô hình trồng lan cắt cành xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm hoa lan cắt cành có khả năng cạnh tranh trên thị trường đã dần được nông dân tiếp nhận và phát triển. Mô hình trồng lan cắt cành đang mở ra một hướng đi mới cho nhiều nông dân trong tỉnh

Kể từ khi Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa có hiệu lực, nhiều khó khăn của các doanh nghiệp đã được tháo gỡ, đồng thời các quy định mới cũng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng

Mặc dù hoạt động định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam đã diễn ra từ trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005), song cho đến hiện nay việc định giá tài sản trí tuệ vẫn chưa tuân thủ theo một chuẩn mực nào. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ hầu như không điều chỉnh trực tiếp mà chỉ đề cập đến các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình, trong đó bao gồm các tài sản trí tuệ. Để việc định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam được đồng bộ, trong thời gian tới, cần hoàn thiện những quy định pháp luật về định giá tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng